Mót rặn khi mang thai 3 tháng cuối: Nguyên nhân, cách điều trị
Bài viết có ích: 911 lượt bình chọn
Mót rặn khi mang thai 3 tháng cuối nguy hiểm không là vấn đề mẹ bầu băn khoăn, lo lắng. Thực tế, tình trạng này cảnh báo một số vấn đề sức khỏe liên quan đến khu vực hậu môn – trực tràng. Chủ động trong việc xử lý và khắc phục đúng cách sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Vì sao mót rặn khi mang thai 3 tháng cuối?
Vì sao mót rặn khi mang thai 3 tháng cuối? Giai đoạn mang thai, mẹ bầu rất dễ gặp tình trạng táo bón, mót rặn,... Nguyên nhân do khu vực hậu môn – trực tràng gặp vấn đề từ sức nặng thai nhi, chế độ ăn uống,... Hoặc một số vấn đề sức khỏe sau đây:
1. Táo bón
Nguyên nhân: Do hormone trong cơ thể phụ nữ tiết ra nhiều hơn, cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu hóa. Thêm vào đó là tình trạng căng thẳng, thói quen ít vận động, thường xuyên bổ sung sắt, canxi,...
Táo bón
Táo bón khiến khiến phân cứng, việc đẩy phân ra ngoài gặp khó khăn. Bà bầu thường xuyên phải dùng sức rặn để đại tiện.
2. Bệnh trĩ
Mót rặn khi mang bầu có thể cảnh báo bệnh trĩ. Khi mang thai, mẹ bầu thường thay đổi lớn về tâm sinh lý. Thai nhi càng lớn thì sức đè nén lên tĩnh mạch hậu môn và trực tràng càng gia tăng.
Chính điều này khiến cấu trúc mô liên kết để nâng đỡ tĩnh mạch suy yếu dần. Tạo cơ hội cho búi trĩ hình thành, tụt khỏi lỗ hậu môn. Bị trĩ khi mang thai có thể do hệ quả của tình trạng táo bón trong thai kỳ kéo dài không được kiểm soát.
3. Tử cung phát triển
Khi mang thai, tử cung của phụ nữ lớn dần lên để đảm bảo có khoảng trống cho thai nhi phát triển. Càng về cuối thai kỳ, bé phát triển nhanh thì tử cung sẽ càng được nới rộng ra.
Chính điều này đã dồn nén rất nhiều áp lực lên vùng xương chậu và tĩnh mạch ở quanh trực tràng và hậu môn, khiến tĩnh mạch mót rặn, sưng phồng.
Mót rặn khi mang bầu nguy hiểm như thế nào?
Mót rặn khi mang thai 3 tháng cuối nguy hiểm như thế nào? Rặn khi đại tiện giúp phân được tống ra nhanh hơn. Tuy nhiên, cách làm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ, nguy cơ gây nguy hiểm cho bé.
- Nguy cơ sinh non hoặc sảy thai cao: Tình trạng mót rặn do táo bón không chỉ khiến hậu môn chịu áp lực. Mà tử cung và phần phụ cũng chịu một lực tác động lớn. Lúc này, nếu bà bầu dùng sức để mở hậu môn thì tử cung cũng mở theo và bị co bóp. Nếu tiếp diễn trong thời gian dài sẽ gây co thắt tử cung, dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.
- Ám ảnh tâm lý: Rặn khi đại tiện sẽ không có hiệu quả với tình trạng táo bón thai kỳ. Do đó, càng rặn nhiều, bà bầu càng đau đớn, mệt mỏi, dẫn đến chứng ám ảnh mỗi lần đại tiện.
- Nguy cơ bị trĩ hoặc ung thư đại tràng: Rặn mạnh khi đại tiện có thể khiến hậu môn tổn thương, rách, nứt, chảy nhiều máu hơn, làm tăng nguy cơ sa trực tràng, trĩ, ung thư đại tràng,... do tĩnh mạch hậu môn suy giãn, căng phồng quá mức,...
Ung thư đại tràng
Khuyến cáo: Có thể thấy, khi mang thai, tốt nhất bà bầu không nên rặn quá mạnh. Đặc biệt là chị em ở những tháng cuối thai kỳ và người có tử cung thấp. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, tốt nhất không nên mạo hiểm rặn chỉ với mục đích cho phân ra ngoài nhanh hơn.
Cách điều trị tình trạng mót rặn khi mang bầu
Mót rặn khi mang thai 3 tháng cuối điều trị như thế nào? Đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm. Để khắc phục vấn đề sức khỏe thời kỳ này, bác sĩ phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Biện pháp an toàn, ít ảnh hưởng đến mẹ và bé sẽ được ưu tiên.
Đối với 3 tháng cuối thai kỳ, tùy thuộc mức độ bệnh, triệu chứng mà mẹ bầu có thể lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp. Nếu sớm phát hiện khi bệnh mới khởi phát, có thể áp dụng liệu pháp tại nhà. Trường hợp nặng, cần chăm sóc và can thiệp y khoa.
1. Thay đổi thói quen sinh hoạt khi mót rặn lúc mang thai
Thói quen sinh hoạt tác động rất lớn đến chứng mót rặn ở phụ nữ mang thai. Do vậy, để giảm thiểu tình trạng mót rặn do táo bón gây ra, mẹ bầu nên thực hiện những điều sau:
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là mẹ bầu ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Tốt nhất nên uống 2 – 2.5 lít nước tức 8 – 10 ly nước lọc mỗi ngày. Tuy nhiên, cần hạn chế uống nhiều nước vào ban đêm để tránh tình trạng tiểu đêm.
- Thực hiện bài tập Kegel cho bà bầu: Có tác dụng giảm thiểu cơn co thắt do giãn cơ, kiểm soát tiểu đường, tiểu són, hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, giảm trĩ.
Bài tập kegel cho bà bầu
2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng khi mang bầu mót rặn
Chế độ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón, khiến mẹ bầu mót rặn khi mang thai. Muốn cải thiện chứng táo bón, nhất định phải thay đổi chế độ dinh dưỡng:
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, trái cây họ cam, trái cây họ đậu, đu đủ chín, chuối chín, cà rốt, bí đỏ,...
- Tăng cường sử dụng thức ăn có tác dụng nhuận tràng, mềm phân: rau mồng tơi, rau bina, ngũ cốc nguyên hạt, táo, khoai lang, cà chua, sữa chua,...
- Giảm canxi và sắt trong thực đơn. Chỉ bổ sung dưới dạng viên uống theo chỉ định của bác sĩ. Dư thừa sắt và canxi khiến đường ruột ảnh hưởng, dẫn đến táo bón.
- Nếu thích ăn món chiên xào rán, mẹ bầu nên sử dụng dầu ô liu để chế biến nhằm hạn chế tác động xấu cho dạ dày
- Hạn chế thực phẩm cay nóng, thực phẩm đông lạnh, không ăn 1 loại rau hoặc 1 loại trái cây nào thường xuyên, có thể dẫn đến táo bón, mót rặn.
3. Mẹ bầu mót rặn áp dụng mẹo dân gian
Nếu táo bón mới xuất hiện dẫn đến mót rặn khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo dân gian để cải thiện. Các phương pháp này khá đơn giản lại an toàn. Tuy nhiên, chỉ thích hợp trường hợp bệnh nhẹ, bệnh giai đoạn đầu.
Massa bụng bầu
- Massage bụng: Nếu mang thai ở tháng thứ 4 trở đi, mẹ có thể dùng tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ quanh rốn để hỗ trợ nhu động ruột hoạt động, mềm phân.
- Đu đủ: Đu đủ có khả năng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Đây còn là thực phẩm kích sữa mẹ bầu nào cũng nên sử dụng. Có thể làm sinh tố đu đủ hoặc chế biến đu đủ thành món ăn: hầm giò heo, đu đủ trộn,...
- Vừng đen: Lấy 40 – 50g vừng đen trộn đều với 30g mật ong, mỗi ngày ăn 1 – 3 thìa, dùng ít nhất 5 ngày sẽ thấy triệu chứng rối loạn tiêu hóa được cải thiện.
- Quả sung: Ăn 3 – 5 quả sung chín mỗi ngày hoặc lấy 120g quả sung tươi ninh nhừ với 500g móng giò lợn, ăn liên tục nhiều ngày.
>>Xem thêm: Cách trị mót rặn đại tiện hiệu quả và an toàn hiện nay
Mót rặn khi mang thai 3 tháng cuối sẽ nhanh chóng chuyển biến xấu nếu không sớm phát hiện và can thiệp kịp thời, đúng cách. Thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm, mẹ bầu cần chú ý các triệu chứng bất thường của cơ thể. Khi nghi ngờ bị trĩ, cần thăm khám để kiểm soát tình hình tốt hơn. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn miễn phí.
CHÚ Ý: Đây là một bài cẩm nang, mang tính chất tham khảo, chia sẻ đến bạn đọc, giúp mọi người có thêm kiến thức về bệnh. Hiện tại, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chuyên về các bệnh Hậu môn trực tràng, Nam khoa, Phụ khoa. Vì vậy, chúng tôi không thể tư vấn những dấu hiệu bệnh mà bạn đang gặp phải. Bạn nên chủ động đến cở sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả. Rất xin lỗi về sự bất tiện này! Xin cám ơn!
Các tìm kiếm liên quan đến mót rặn khi mang thai
dấu hiệu mang thai
những dấu hiệu bất thường khi mang thai
dấu hiệu sảy thai sau khi quan hệ
đau bụng dưới sau khi sảy thai
có ít dịch trong tử cung khi mang thai
hình ảnh sảy thai
có dịch trong lòng tử cung khi mang thai
dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"
- Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
- Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
- Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
- Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
- Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
- Giấy khen là 1 trong 10 bác sĩ có nhiều đóng góp trong chuyên ngành Nam khoa – Ngoại khoa – Tiết niệu.