Sảy thai liên tiếp: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh!

Bài viết có ích: 989 lượt bình chọn
Sảy thai liên tiếp nguyên nhân do đâu? Cách điều trị và phòng tránh nào hiệu quả? Sảy thai luôn là nỗi lo sợ đối với các cặp vợ chồng mong muốn có con. Là nỗi ám ảnh, dằn vặt tâm lý cho những người phụ nữ từng bị sảy thai. Một số nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sảy thai liên quan đến vấn đề di truyền, miễn dịch, giải phẫu,...
Sảy thai sớm liên tiếp là gì?
Sảy thai liên tiếp là gì? Đây là thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm của các cặp đôi. Đối với tình trạng sảy thai sớm liên tiếp, được chia thành 2 nhóm cơ bản như sau:
- Sảy thai nguyên phát khi người phụ nữ chưa lần nào sinh em bé sống trước đó
- Sảy thai thứ phát khi người phụ nữ từng sinh tối thiểu thành công 1 em bé nhưng giờ lại bị sảy thai nhiều lần liên tiếp.
Tìm hiểu nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp
Nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp là gì? Đa số trường hợp sảy thai (chiếm 60%) xảy ra ngẫu nhiên. Khi phôi thai nhận được số lượng nhiễm sắc thể bất thường trong quá trình thụ tinh. Điều này xảy ra hoàn toàn tình cờ, không liên quan đến tình trạng sức khỏe hay bệnh lý nào.
Tuy nhiên, nếu người mẹ mang thai khi lớn tuổi, nguy cơ dễ gặp tình trạng này hơn.
Bất thường nhiễm sắc thể
- Bất thường nhiễm sắc thể: 90% trường hợp sảy thai nhiều lần liên tiếp có liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể. Bất thường nhiễm sắc thể có thể do vợ, chồng hoặc cả 2 vợ chồng.
- Yếu tố miễn dịch: Người mẹ bị rối loạn tự miễn như hội chứng Antiphospholipid. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình truyền máu, chất dinh dưỡng cho thai nhi, khiến thai ngừng phát triển.
- Bất thường ở tử cung: Tử cung bị dị dạng, tử cung một sừng, có vách ngăn, dính tử cung hay bệnh lý u xơ tử cung,... khiến phôi thai không thể làm tổ và phát triển bình thường.
- Bất thường về nội tiết: Thai phụ bị suy hoàng thể, không sản xuất được đủ Progesterone để nuôi dưỡng thai khiến thai lưu, thai suy. Nữ giới bị hội chứng buồng trứng đa nang cũng khó có thai, khi có thai dễ bị sảy.
- Bà bầu bị bệnh lý nội khoa: Các bệnh nội khoa như bệnh tuyến giáp, tim mạch, đái tháo đường,... ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng: Các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, nhiễm khuẩn do Listeria, virus rubella,... cũng là nguyên nhân gây sảy thai liên tục.
- Tinh trùng bất thường: Tinh trùng bị đứt gãy, dị tật khiến thai nhi ngừng phát triển (thai lưu) hoặc thai bị dị tật phải hút bỏ.
- Yếu tố môi trường: Thai phụ phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiễm hóa chất như khí gây mê, thạch tín, thuốc nhuộm, thuốc diệt côn trùng, bị căng thẳng quá mức, thói quen xấu hút thuốc, uống rượu, chất gây nghiện,...
- Không thấy rõ nguyên nhân: Khoảng 75% trường hợp sảy thai liên tục không rõ nguyên nhân. Khả năng có thai bình thường trong những lần có thai sau là 50 - 60% tùy thuộc tuổi mẹ và số lần sinh.
>>Có thể bạn quan tâm: Tim thai yếu nên ăn gì kiêng gì [Những lời khuyên đắt giá]
Chẩn đoán nguyên nhân sảy thai sớm liên tiếp
Khoảng 50 - 75% trường hợp không tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên, quá trình thăm khám, bác sĩ vẫn có thể chẩn đoán một số vấn đề bất thường nếu có:
- Thông thường, để giúp tìm ra nguyên nhân sảy thai nhiều lần, bác sĩ sẽ hỏi bạn tiền sử bệnh án và các lần mang thai trong quá khứ
- Khám ngoại tổng quát, bao gồm thực hiện kiểm tra vùng chậu
- Xét nghiệm máu để giúp phát hiện các vấn đề với hệ thống miễn dịch, nguyên nhân di truyền của sảy thai nhiều lần.
- Cuối cùng, siêu âm để thông qua hình ảnh, biết được bạn có đang gặp dị dạng ở tử cung liên quan đến sảy thai không
Khám vùng chậu
Kết luận: Nhiều trường hợp sảy thai liên tục khiến người phụ nữ rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn phiền, bất an, hạnh phúc gia đình có nguy cơ đổ vỡ. Vì thế, người phụ nữ cần phòng bệnh bằng cách khám, tư vấn tiền sản trước khi mang thai.
Chuẩn bị thật kỹ càng điều này trước khi vừa kết hôn hoặc 1 năm trước khi mang thai. Khi bác sĩ kết luận cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và sẵn sàng thì thai phụ cũng cần một thời gian để thực hiện tiêm phòng tiền sản.
Tư vấn và khám tiền sản rất có ích lợi đối với vợ chồng bị sảy thai liên tục. Cần có sự kiên nhẫn để khám, điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa.
Điều trị sảy thai liên tiếp khi xác định được nguyên nhân
Các cặp đôi có thể yên tâm, khoảng 65% phụ nữ bị sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân đều có cơ hội thành công ở lần mang thai tiếp theo. Ngược lại, nếu đã xác định được nguyên nhân sảy thai nhiều lần, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị chính xác cho từng căn bệnh, từ đó tăng khả năng mang thai thành công.
- Chuyển vị của nhiễm sắc thể: Nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn về vấn đề di truyền nếu bạn bị rối loạn nhiễm sắc thể chuyển vị.
- Liên quan đến bộ phận sinh sản: Thực hiện phẫu thuật khắc phục dị tật tử cung, giúp tăng cơ hội mang thai thành công.
- Sảy thai nhiều lần liên quan đến hội chứng kháng phospholipid: Bác sĩ sẽ thăm khám và kê toa thuốc để ngăn ngừa cục máu đông.
- Sảy thai nhiều lần liên quan đến bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa: Áp dụng phương pháp đông - tây y kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại, sóng ngắn). Ưu điểm của phương pháp: Sử dụng nhiệt lượng sóng hồng ngoại, dẫn thuốc tây y chuyên khoa đến chính xác vị trí viêm nhiễm, tiêu diệt hết vi khuẩn gây hại, không làm tổn thương đến các mô lành tính lân cận. Thuốc đông y giúp tiêu viêm, thanh lọc cơ thể, thải độc gan, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,...
Bị sảy thai 2 lần liên tiếp nên ăn gì tốt nhất?
Bị sảy thai liên tiếp nên ăn gì tốt nhất là điều chị em phụ nữ quan tâm. Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng, tốt cho người bị sảy thai 2 lần liên tiếp,... phái đẹp nên tham khảo:
1. Ngải cứu - trứng gà
Chuẩn bị: Lá ngải cứu 12g + 2 quả trứng gà
Cách thực hiện: Rửa sạch ngải cứu cho vào nồi đất cùng trứng gà, cho nước vào đun. Khi sôi để lửa nhỏ, chờ trứng và ngải cứu chín thì đem ra ăn.
Ngải cứu- Trứng gà
Lưu ý: Khi có thai trong tháng thứ nhất, cứ 10 ngày, mẹ bầu ăn một lần. Từ tháng thứ 4 trở đi, mỗi tháng ăn một lần cho đến khi sinh.
2. Cuống bí đỏ
Chuẩn bị: Cuống bí đỏ mua ngoài chợ
Thực hiện: Cuống quả bí đỏ đem hơ nóng rồi nghiền thành bột. Thai từ tháng thứ 2 trở đi, mỗi tháng uống 1 lần, mỗi lần uống lượng bột tương đương với 1 cuống, có thể uống với nước cơm.
>>Xem thêm: Ăn mía hấp chữa thai lưu có hiệu quả không?
3. Cháo hạt sen + Rễ cây gai
Chuẩn bị: Hạt sen 30g, gạo nếp 30g, rễ cây gai 30g
Thực hiện: Hạt sen bỏ tâm, gạo nếp vo sạch, rễ cây gai rửa sạch. Nấu thành cháo để ăn. Trong thời gian mang thai mỗi tháng ăn một lần.
4. Cháo đẳng sâm - đỗ trọng
Chuẩn bị: Đẳng sâm 30g, đỗ trọng 30g, gạo nếp 100g (mua tại cửa hàng thuốc đông y).
Thực hiện: Đẳng sâm, đỗ trọng gói vào túi vải xô sạch. Sau đó cho nguyên liệu trên vào nồi, cho gạo nếp vào, đổ một lượng nước vừa phải vào. Nấu chín nhừ thành cháo ăn trong ngày.
Cách phòng tránh sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân
Sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân phòng tránh bằng cách nào hiệu quả nhất? Tình trạng sảy thai quá nhiều khiến chị em hoang mang, sợ hãi. Tìm hiểu cách phòng tránh qua nội dung dưới đây:
Khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân
- Đi khám, kiểm tra tổng quát trước khi mang thai để điều trị những bệnh có thể ảnh hưởng đến sự mang thai.
- Khi biết mình mang thai, thường xuyên thăm khám thai để phòng tránh các biến chứng thai kỳ
- Thai phụ vẫn có cơ hội mang thai an toàn và sinh em bé khỏe mạnh khi mới sảy thai lần đầu. Nếu sảy thai lần nữa, hãy nghĩ đến việc xét nghiệm nhiễm sắc thể.
- Kiểm tra tử cung và cổ tử cung, nếu bị vách ngăn tử cung có thể điều trị bằng phẫu thuật. Nếu tử cung yếu có thể gia cố bằng cách khâu cố định tạm thời.
- Trước khi có thai cần khám sức khỏe tổng quát để biết rõ tình trạng cơ thể và chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho thời kỳ mang thai. Đồng thời, tiêm phòng vacxin quai bị, sởi,... trước khi mang thai 3 tháng.
- Tránh lao động nặng nhọc, tranh thủ thời gian nghỉ ngơi nhưng vẫn cần vận động nhẹ nhàng để cơ thể thoải mái
- Bổ sung vi khoáng đầy đủ thông qua thức ăn hàng ngày, cần nhất là sắt, canxi, magie, B6,... giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng
- Tốt nhất nên có con ở độ tuổi từ 22 - 29 tuổi. Thời điểm này, cơ thể đã phát triển toàn diện, chất lượng trứng cũng ở thời kỳ tốt nhất. Nếu có thai ở độ tuổi 35 trở lên, thai phụ cần thường xuyên theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng việc khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
- Không mang vác đồ nặng khi mang thai, nên đi lại bằng ô tô để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
- Nếu thấy các triệu chứng bất thường như: đau bụng, chảy máu âm đạo, áp lực vùng chậu,... lập tức đến gặp bác sĩ để can thiệp kịp thời.
- Mỗi lần sảy thai, nên nghỉ ngơi ít nhất 6 tháng - 1 năm để cơ quan sinh sản hồi phục tốt rồi mới có thai trở lại
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết sảy thai liên tiếp nguyên nhân do đâu, cách điều trị là gì và cách phòng tránh như thế nào để an toàn cho cả mẹ và bé nếu mang thai trở lại. Bất cứ điều gì thắc mắc cần được giải đáp, liên hệ các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn miễn phí.
CHÚ Ý: Đây là một bài cẩm nang, mang tính chất tham khảo, chia sẻ đến bạn đọc, giúp mọi người có thêm kiến thức về bệnh. Hiện tại, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chuyên về các bệnh Hậu môn trực tràng, Nam khoa, Phụ khoa. Vì vậy, chúng tôi không thể tư vấn những dấu hiệu bệnh mà bạn đang gặp phải. Bạn nên chủ động đến cở sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả. Rất xin lỗi về sự bất tiện này! Xin cám ơn!
Các tìm kiếm liên quan đến sảy thai liên tiếp
bài thuốc chữa sảy thai liên tiếp
thuốc điều trị sảy thai liên tiếp
phòng tránh sảy thai liên tiếp
nguyên nhân sảy thai sớm liên tiếp
sảy thai liên tiếp là gì
sảy thai liên tiếp cần làm xét nghiệm gì
thai sinh hoá liên tiếp
sảy thai liên tiếp 3 lần
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

- Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
- Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
- Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng

- Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
- Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
- Giấy khen là 1 trong 10 bác sĩ có nhiều đóng góp trong chuyên ngành Nam khoa – Ngoại khoa – Tiết niệu.