Trẻ khó đi đại tiện phải làm sao?
Bài viết có ích: 879 lượt bình chọn
Trẻ khó đi đại tiện khiến cho cha mẹ rất lo lắng bởi nó khiến trẻ đau đớn, khó chịu, quấy khóc nhiều, không chịu chơi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển trong giai đoạn sau. Vậy, trẻ khó đi đại tiện phải làm sao? Bạn đọc hay tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để có câu trả lời thích hợp nhất.
Tại sao trẻ khó đi đại tiện?
Khi quá trình tiêu hóa gặp phải vấn đề sẽ khiến cho trẻ khó đi đại tiện, lúc này trẻ thường có biểu hiện như rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện, đôi khi có hiện tượng chảy máu ở hậu môn, cảm thấy ngứa rát hậu môn và căng tức bụng dưới. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm hơn như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn.
Một số nguyên nhân khiến trẻ khó đi đại tiện là:
- Do chế độ ăn uống: Do sữa mẹ pha không đúng tỷ lệ, thực đơn ăn dặm thiếu chất xơ, mẹ không luyện cho bé thói quen ăn rau, uống ít nước khiến trẻ bị nóng trong người và khó đại tiện.
- Do nhịn đi đại tiện: Bé thường xuyên nhịn đại tiện khiến đại tràng giãn to, lâu ngày sẽ kích thích phản xạ đi ngoài 1 lần.
- Do thuốc: Trường hợp bé dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có codein, viên sắt… hoặc mắc các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn nên bé cũng rất dễ bị táo bón.
- Đột ngột thay đổi thực đơn: Dạ dày của trẻ khá nhạy cảm trước những thay đổi lớn, khi bạn đột ngột thay đổi thức ăn hay sữa cũng có thể là một nguyên nhân khiến trẻ khó đi đại tiện.
- Thiếu nước: Thiếu nước không chỉ đi đại tiện khó khăn mà còn gây khô da và cản trở một vài quá trình khác trong cơ thể, gây ức chế hoạt động của nhiều bộ phận khác.
>>Xem thêm: Khó đi đại tiện ở trẻ em: nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ khó đi đại tiện phải làm sao?
Các chuyên gia hậu môn – trực tràng khuyến cáo bạn: Trẻ khó đi đại tiện có sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ về sau. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan trước tình trạng bệnh của con mà cần đi thăm khám và điều trị bệnh sớm. Tại các cơ sở y tế, trẻ sẽ được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra cách chữa trị thích hợp nhất, chấm dứt được tình trạng bệnh.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống và thói quen vận động của con để cải thiện lại, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.
- Ăn đúng giờ, đúng cách: Bạn phải tập cho trẻ thói quen ăn đúng bữa, đúng giờ, khi ăn phải ngồi một chỗ, tránh chạy nhảy đi lại nhiều gây mất tập trung khi ăn uống, như vậy sẽ khiến thức ăn khó tiêu hóa.
- Cần bổ sung thêm chất xơ vào bữa ăn hằng ngày của trẻ như: Rau lang, chuối tiêu, cam, bưởi… để trẻ đi đại tiện được dễ dàng hơn.
- Đi đại tiện đúng cách: Bạn nên khuyến khích, nhắc nhở và vận động bé đi đại tiện theo thói quen, đúng giờ. Làm theo cách này khi trẻ đi vệ sinh sẽ không phải vội vã và mất tập trung đồng thời nhu động ruột được hoạt động thường xuyên, tránh tình trạng tích chất thải trong ruột.
- Vận động thường xuyên: Với những trẻ đã lớn, việc khuyến khích vận động nhẹ nhàng, thoải mái sẽ giúp cơ bụng và cơ hậu môn được hoạt động, tốt cho hệ tiêu hóa và hệ bài tiết.
>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh khó đi đại tiện chữa trị như thế nào?
Nếu cha mẹ còn điều gì thắc mắc hay muốn đặt lịch thăm khám cho con, xin vui lòng liên hệ ngay tới số điện thoại 0243.9656.999 (Miễn Phí Cước Gọi), các chuyên gia hậu môn – trực tràng luôn sẵn sàng phục vụ bạn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có hướng chữa trị bệnh cho con hiệu quả nhất, bảo vệ tốt sức khỏe của trẻ.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"
- Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
- Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
- Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
- Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
- Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
- Giấy khen là 1 trong 10 bác sĩ có nhiều đóng góp trong chuyên ngành Nam khoa – Ngoại khoa – Tiết niệu.
- Bác sĩ Sản phụ khoa cấp I - Đại học Y Hà Nội.
- Bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội.