Bà bầu đi đại tiện khó: Nguyên nhân và cách cải thiện
Bài viết có ích: 654 lượt bình chọn
Bà bầu đi đại tiện khó không còn là hiện tượng hiếm gặp ở phụ nữ. Vậy bà bầu đi đại tiện khó: Nguyên nhân và cách cải thiện như thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm ra câu trả lời hữu ích.
Lý giải nguyên nhân bà bầu đi đại tiện khó
Các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu đi đại tiện khó. Cụ thể như sau:
- Do mắc một số bệnh lý liên quan tới vùng hậu môn – trực tràng: Nếu bà bầu mắc bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn… thì khả năng bị đại tiện khó là rất cao.
- Do mắc một số bệnh toàn thân: Nếu bà bầu bị giảm chức năng tuyến giáp, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể, sinh hoạt thiếu điều độ, rối chức năng vận chuyển của ruột... thì cũng có thể bị đại tiện khó.
- Do tử cung bị chèn ép: Vào thời điểm sắp sinh, phụ nữ mang thai thường có tử cung mở to, gây chèn ép các vùng lân cận, khiến nhu động ruột giảm, dẫn tới đại tiện khó.
- Ít đi lại: Khi mang thai, phụ nữ thường ít vận động và đi lại. Điều này khiến cho ruột yếu đi, phân lưu lại ruột lâu hơn. Từ đó, ruột tái hấp thu nước nhiều hơn nên phân thường bị khô, cứng dẫn tới đại tiện khó.
Cách cải thiện đại tiện khó ở bà bầu
Các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng khuyên bà bầu, khi có hiện tượng đại tiện khó, bạn nên:
- Thăm khám: Bà bầu bị đại tiện khó nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
- Tăng cường chất xơ, thực phẩm nhuận tràng: Chất xơ có nhiều trong rau, củ, quả... giúp cho việc đi đại tiện dễ dàng hơn. Một số loại rau có tính nhuận tràng là: Rau lang, mồng tơi, rau đay, cải bó xôi, khoai lang, rau diếp cá… giúp làm mềm phân, khiến phân đi qua hậu môn dễ hơn.
- Bổ sung thực phẩm nhiều chất sắt: Bà bầu đi đại tiện khó có khả năng sẽ bị đại tiện ra máu. Việc bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều chất sắt sẽ giúp người bệnh cung cấp đủ lượng máu bị mất. Các thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm: Gan gà, cua hấp, hạt điều, vừng, nho…
- Uống nhiều nước: Bà bầu nên uống 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, tăng cường uống nước ép trái cây, nước canh, súp rau... để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.
- Không rặn mạnh khi đi đại tiện: Nếu người bệnh rặn mạnh khi đi đại tiện sẽ khiến hậu môn bị chảy máu. Điều này, có khả năng dẫn đến bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn.
- Không nên tự ý mua thuốc về nhà điều trị: Việc dùng không đúng loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, việc dùng thuốc cần theo chỉ định của bác sỹ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
>>Xem thêm: Đại tiện khó sau sinh phải làm sao?
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng được Sở y tế cấp giấy phép hoạt động, mọi chi phí công khai, minh bạch, hồ sơ bệnh nhân được bảo mật tuyệt đối nên bạn hoàn toàn có thể an tâm khi tới đây thăm khám và điều trị.
Trên đây là những thông tin cung cấp từ các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng về vấn đề “Bà bầu đi đại tiện khó: Nguyên nhân và cách cải thiện”. Nếu bạn còn thắc mắc gì liên quan tới đại tiện khó, hãy nhấc máy và liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại: 0243.9656.999 , hoặc nhấp vào khung chat để được các bác sỹ tư vấn nhiệt tình.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"
- Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
- Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
- Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
- Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
- Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
- Giấy khen là 1 trong 10 bác sĩ có nhiều đóng góp trong chuyên ngành Nam khoa – Ngoại khoa – Tiết niệu.