Giải pháp cho bà bầu bị táo bón chảy máu
Bài viết có ích: 720 lượt bình chọn
Bà bầu bị táo bón chảy máu là vấn đề không còn xa lạ đối với những phụ nữ sắp làm mẹ. Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có những sự thay đổi rất lớn, nhất là về đường tiêu hóa, dẫn đến chứng táo bón và đi ngoài ra máu. Vậy, giải pháp nào cho bà bầu bị táo bón chảy máu? Bài viết sau đây, các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ cung cấp tới bạn đọc thông tin cần thiết về vấn đề này.
Bà bầu bị táo bón chảy máu có nguy hiểm không?
Bà bầu bị táo bón chảy máu sẽ gây ra cảm giác khó chịu, không ăn được nhiều và dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Nếu bà bầu bị táo bón, kèm theo đau bụng bất thường, đi ngoài ra máu thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, để có phương pháp xử lý kịp thời. Vì, táo bón là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý vùng hậu môn. Mẹ bầu bị táo bón chảy máu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm, cụ thể:
- Thiếu máu trầm trọng: Bị táo bón chảy máu đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ bị mất một lượng máu nhất định sau mỗi lần đi đại tiện, dẫn đến thiếu máu. Thiếu máu khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, choáng, ngất, sốc... Đối với phụ nữ mang thai, thiếu máu còn khiến cơ thể người mẹ suy nhược, thai nhi chậm phát triển, thậm chí là sảy thai.
- Bệnh trĩ: Táo bón khiến các tĩnh mạch xung quanh trực tràng và hậu môn bị căng giãn quá mức, khiến bệnh trĩ hình thành. Chảy máu hậu môn là triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ. Bệnh trĩ không được điều trị sẽ khiến bà bầu bị viêm nhiêm hậu môn, sa trực tràng, hoại tử...
- Nứt kẽ hậu môn: Bệnh lý này xảy ra khi người bệnh cố gặng rặn mạnh khi đi đại tiện, vô tình khiến hậu môn bị nứt và rách, gây chảy máu. Bà bầu sẽ có cảm giác rất đau đớn cho dù không đi đại tiện, kèm theo số lượng máu chảy ra nhiều.
- Ảnh hưởng đến thai nhi: Bà bầu bị táo bón nặng dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng. Lâu dần dẫn tới thiếu chất, thai nhi cũng vì thế mà không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bé, khi sinh ra bé sẽ thiếu cân, còi cọc.
>>xem thêm: Bà bầu khó đi đại tiện có sao không?
Giải pháp cho bà bầu bị táo bón chảy máu
Bà bầu bị táo bón chảy máu nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để biết rõ bệnh lý mình mắc phải, để có phương hướng điều trị kịp thời. Sau đây là một số giải pháp cho bà bầu bị táo bón đi đại tiện ra máu :
- Ăn nhiều chất xơ: Bà bầu nên có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan, trương nở trong ruột, tạo thành dạng gel mềm, và dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể. Chất xơ dễ tan được tìm thấy trong khoai tây và bí.
- Uống nhiều nước: Nước giúp làm mềm phân, giúp phân dễ dàng di chuyển qua hậu môn, phòng và điều trị bệnh táo bón. Bà bầu nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nhất là nước ép trái cây.
- Sử dụng thuốc nhuận tràng: Nếu bà bầu bị táo bón quá nặng, mọi biện pháp khắc phục bằng tự nhiên đều không có hiệu quả thì lúc này có thể phải sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, trong thời gian mang thai mẹ bầu tuyệt đối không được tự uống bất kì một loại thuốc nào mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Đi vệ sinh hàng ngày vào một khung giờ cố định, tránh rặn mạnh khi đi đại tiện và vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
- Không sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ uống có ga và các chất kích thích.
- Vận động thể dục nhẹ nhàng, tránh ngồi và nằm quá lâu một chỗ.
Trên đây là những tư vấn của các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng về vấn đề “Giải pháp cho bà bầu bị táo bón chảy máu”. Nếu bạn còn có những thắc mắc gì về đại tiện ra máu hay muốn đặt lịch hẹn thăm khám trực tiếp với các bác sĩ của chúng tôi, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới số điện thoại 0243.9656.999 để được các bác sĩ tư vấn chi tiết.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"
- Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
- Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
- Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
- Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
- Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
- Giấy khen là 1 trong 10 bác sĩ có nhiều đóng góp trong chuyên ngành Nam khoa – Ngoại khoa – Tiết niệu.
- Bác sĩ Sản phụ khoa cấp I - Đại học Y Hà Nội.
- Bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội.