Đi ngoài ra bọt: Hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
Bài viết có ích: 999 lượt bình chọn
Đi ngoài ra bọt là tình trạng rất phổ biến ở người trưởng thành và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ hiện tượng này cảnh báo bệnh gì? Mức độ nguy hiểm ra sao? Phương pháp khắc phục nào hiệu quả? Theo dõi nội dung dưới đây để tìm câu trả lời thỏa đáng.
Người trưởng thành đi ngoài ra bọt do đâu?
Người trưởng thành đi ngoài ra bọt do đâu? Một người khỏe mạnh, có hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, phân có chất lượng ổn định, không mềm quá, không cứng quá. Một số trường hợp người lớn đi ngoài ra phân sủi bọt. Vậy nguyên nhân do đâu?
Đi ngoài ra bọt
- Nóng trong người
Phân sủi bọt là triệu chứng cho thấy bạn bị nóng trong người do cơ địa, thứa khuya, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh,...
Riêng với những người uống thuốc kháng sinh, không chỉ có hiện tượng phân sủi bọt, mà còn có mùi nồng hơn bình thường. Cách cải thiện tích cực là uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ hòa tan.
- Tâm lý bất ổn
Căng thẳng kéo dài không chỉ là tác nhân gây bệnh tiêu hóa, còn khiến người trưởng thành đại tiện ra bọt.
Mỗi lần căng thẳng, lo lắng, bất ổn,... nhu động ruột sẽ hoạt động mạnh gấp nhiều lần.
- Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Vì những co thắt không bình thường ở cơ vòng.
Nguyên nhân: Khi bạn nạp vào dạ dày những thức ăn không hợp vệ sinh, có tính hàn hoặc nóng mạnh hơn mức cho phép,...
Triệu chứng điển hình: Người bệnh bị tiêu chảy 3 – 4 lần/ngày sau khi phát bệnh. Khi đi ngoài, nếu quan sát kỹ sẽ thấy một lớp bọt mỏng nổi trên phân.
- Viêm đại tràng
Bên cạnh tác nhân cơ địa, vấn đề ăn uống,... người trưởng thành có thể đi ngoài ra máu do viêm đại tràng, viêm đại tràng co thắt,...
Viêm đại tràng
Triệu chứng: Phân mềm có sủi bọt, bệnh nhân đau bụng quặn từng cơn, tim đập nhanh hơn mức bình thường, đầy hơi, mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, táo bón xen kẽ với tiêu chảy,...
Tác hại: Viêm đại tràng không thể coi thường. Nếu không điều trị sẽ thành mãn tính. Thậm chí dẫn đến tắc ruột, xuất huyết đại tràng, ung thư đại tràng,...
Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra bọt
Có rất nhiều nguyên nhân trẻ đi ngoài ra bọt. Điều quan trọng là bậc phụ huynh cần chú ý đến những thay đổi trong quá trình bé đi đại tiện. Thăm khám kịp thời để biết nguyên nhân do đâu, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
- Hệ thống tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện
Chức năng đường ruột và tiết niệu của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Nên trẻ dễ bị đại tiện ra bọt. Nếu phân của trẻ sơ sinh hơi lỏng, có bọt và chất nhầy,... khả năng đường ruột của trẻ bị kích thích, chưa tiêu hóa hết đường trong sữa.
- Nhiễm khuẩn đường ruột
Các loại vi khuẩn như: Shigella, Staphylococcus, Salmonella, Campylobacter hay E. coli,... có thể gây ra tình trạng bé đại tiện ra bọt kèm tiêu chảy. Nếu bị nặng bé có thể bị chuột rút, sốt.
- Dị ứng sữa
Trẻ có thể bị dị ứng protein trong sữa dẫn đến đại tiện ra bọt kèm theo tiêu chảy. Thậm chí bé còn đau bụng, có máu lẫn trong phân. Trường hợp nghiêm trọng, dị ứng có thể gây phát ban, sưng và khó thở,...
- Hội chứng kém hấp thu
Bé bị hội chứng kém hấp thu, dẫn đến tình trạng đại tiện ra bọt. Vì chất dinh dưỡng không được tiêu hóa hết.
Hội chứng kém hấp thu
- Chế độ ăn uống của mẹ
Nếu trẻ đang bú sữa mẹ thì chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng đến bé. Nếu mẹ ăn các loại thức ăn nhuận tràng, bé có thể đại tiện ra bọt.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy khắc phục thế nào?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy khắc phục thế nào? Đây là vấn đề các bậc cha mẹ băn khoăn, lo lắng nếu chẳng may bé nhà mình gặp tình trạng này. Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo:
- Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau, củ, quả, sữa chua, nước dừa,... tăng lượng khoáng chất và vitamin cần thiết.
- Mẹ hạn chế ăn thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ không có lợi cho sức khỏe
- Đối với trẻ bú sữa công thức, con có thể bị đại tiện sủi bọt 2 – 3 ngày khi mới uống. Vì hệ thống tiêu hóa cần thời gian thích nghi.
- Nếu tình trạng trẻ sơ sinh đại tiện ra bọt kéo dài, mẹ cần thay đổi nhãn hiệu sữa khác. Nên chọn loại sữa không có lactose để bé dễ tiêu hóa.
- Nếu phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, điều quan trọng là mẹ phải bù đủ nước cho con bằng cách cho con bú nhiều lần trong ngày.
- Sau mỗi lần bé đi ngoài, cho bé uống 50 – 100 ml oresol.
Người lớn đi ngoài ra bọt và cách khắc phục hiệu quả
Người lớn đi ngoài ra bọt và cách khắc phục hiệu quả là gì? Theo thống kê, tỷ lệ người lớn đại tiện sủi bọt không hề thấp. Nhưng không phải ai cũng biết rõ cách khắc phục tình trạng này.
1. Đối với trường hợp bình thường
Đi đại tiện ra bọt ở người lớn là một hiện tượng bình thường khi số lần đi ngoài từ 1 – 2 lần/ngày. Đồng thời cân nặng vẫn duy trì ở mức độ ổn định, bụng không đau quặn kéo dài.
Trường hợp này, chúng ta không cần bận tâm vì đó không phải là triệu chứng của bệnh. Chỉ là triệu chứng của việc lượng nhiệt cơ thể tăng cao. Bạn cần chú ý điều chỉnh khẩu phần ăn và nghỉ ngơi nhiều hơn vì phân sẽ ổn định trở lại.
2. Đối với trường hợp bất thường
Trường hợp đại tiện ra bọt kéo dài, diễn ra thường xuyên, kèm theo biểu hiện rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng,... bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan.
Men tiêu hóa Lactomin plus
- Đối với rối loạn tiêu hóa, bạn có thể uống một số loại men tiêu hóa như Lactomin plus, Smecta, Antibio, cốm Bio-acimin theo liều lượng từ 1-2 lần/ ngày.
- Nếu phân hoặc nước tiểu có lẫn máu (tiểu ra máu), hãy đến gặp bác sĩ ngay sau đó, tránh để bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Hướng dẫn cách ngăn ngừa đi ngoài ra bọt ở người lớn
Hướng dẫn cách ngăn ngừa đi ngoài ra bọt ở người lớn. Đại tiện ra bọt có thể là phản ứng bình thường của cơ thể với thức ăn có tính nóng, do tâm lý hoặc do bệnh lý. Dù là lý do nào chăng nữa, đây cũng là tình trạng khiến chúng ta lo lắng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng ngược. Vì vậy, hãy ghi nhớ những cách phòng tránh cần thiết dưới đây.
- Hình thành cho bản thân thói quen ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ,... nhằm ngăn chặn những tác hại từ môi trường, giảm áp lực lên dạ dày.
- Rửa tay sạch trước khi ăn. Thói quen này giúp bạn tránh được 50% bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Nên dành sự quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm. Thực phẩm bẩn là tác nhân khiến bệnh dạ dày ngày càng tăng cao.
- Hạn chế các món ảnh hưởng cho quá trình tiêu hóa, gây nóng trong người. Đồng thời, bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể nếu bị đại tiện ra bọt.
- Điều quan trọng, nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, hạn chế căng thẳng. Dành nhiều thời gian tập thể dục, nghỉ ngơi.
Như vậy, tình trạng đi ngoài ra bọt ở người lớn và trẻ em là một trong những triệu chứng không chủ chủ quan. Để biết rõ hiện tượng này có phải bệnh lý hay không, bạn cần quan sát số lần đại tiện ra bọt và những bất thường của cơ thể. Nếu còn bất cứ điều gì băn khoăn, vui lòng liên hệ tới các cơ sở chuyên khoa về bệnh để được tư vấn miễn phí.
CHÚ Ý: Đây là một bài cẩm nang, mang tính chất tham khảo, chia sẻ đến bạn đọc, giúp mọi người có thêm kiến thức về bệnh. Hiện tại, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chuyên về các bệnh Hậu môn trực tràng, Nam khoa, Phụ khoa. Vì vậy, chúng tôi không thể tư vấn những dấu hiệu bệnh mà bạn đang gặp phải. Bạn nên chủ động đến cở sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả. Rất xin lỗi về sự bất tiện này! Xin cám ơn!
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"
- Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
- Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
- Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
- Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
- Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
- Giấy khen là 1 trong 10 bác sĩ có nhiều đóng góp trong chuyên ngành Nam khoa – Ngoại khoa – Tiết niệu.