Ts. Bác sĩ CK II Trịnh Tùng
Đặt lịch miễn phí
Tiểu ra máu là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được xử lý kịp thời, trong đó có ung thư đường tiết niệu. Đái ra máu có thể gặp ở mọi đối tượng, ảnh hưởng sinh hoạt, tâm lý, sức khỏe bệnh nhân. Vậy tiểu tiện ra máu nguyên nhân do đâu? Hiện tượng này nguy hiểm như thế nào và cách xử lý ra sao cho hiệu quả?
Tiểu ra máu là sự xuất hiện của máu trong nước tiểu. Khi đi tiểu, người bệnh có thể thấy máu đỏ tươi trong nước nước tiểu. Cũng có khi máu bị hòa tan khiến nước tiểu có màu hồng, màu gỉ sắt hoặc màu nâu.
Trong một số trường hợp, đái ra máu có thể tự khỏi không cần điều trị. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp tiểu tiện ra máu thời gian dài là triệu chứng cảnh báo bệnh lý cần được điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.
Tiểu ra máu (Hình ảnh minh họa)
Đái ra máu có 2 loại:
Thực tế, người bệnh khi tiểu không đau, chỉ khi máu đông trong nước tiểu sẽ gây tiểu buốt, tiểu đau.
Tiểu ra máu ở nữ và nam giới có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý hoặc không. Điều quan trọng là người bệnh nên chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để biết được chính xác nguyên nhân. Nhận biết nguyên nhân thông qua mắt thường rất khó đạt độ chính xác tuyệt đối.
Tiểu buốt ra máu hồng là một dấu hiệu đáng lo ngại không thể phớt lờ, dù cho bạn chỉ ra máu 1 lần. Tuy nhiên, ngoài những tác nhân bệnh lý, đôi khi đái ra máu lại đến từ lý do sinh lý.
Tiểu xong ra máu sau quan hệ tình dục
Điều này có thể đến từ cách quan hệ không đúng cách, quá thô bạo làm tổn thương, xây xát niệu đạo...
Lúc này, máu xuất hiện ở âm đạo nữ giới, còn nam giới xuất tinh ra máu, chứ không phải tiểu tiện ra máu.
Tiểu ra máu ở nữ giới và nam giới do một số thuốc
Thuốc điều trị ung thư Cyclophosphamide, kháng sinh Penicillin... có thể gây chảy máu tiết niệu. Hoặc các thuốc chống đông dùng trong tim mạch như heparin, aspirin... có thể gây hiện tượng tiểu ra máu.
Tiểu ra máu không đau do hoạt động quá sức
Vận động viên điền kinh chạy đường dài hay gặp tình trạng tiểu tiện ra máu do luyện tập cường độ cao. Tuy nhiên, cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý, bạn cần đi khám bác sĩ để giảm cường độ tập luyện, bảo vệ sức khỏe bản thân.
Tiểu ra máu là hiện tượng máu xuất hiện trong nước tiểu. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc soi dưới kính hiển vi. Có nhiều bệnh lý là tác nhân đái ra máu liên quan đến đường tiết niệu, tuyến tiền liệt...
Tiểu ra máu và buốt do sỏi thận
Sỏi là những tinh thể hình thành trong nước tiểu, lắng đọng tại thận, bàng quang, đường tiết niệu. Những viên sỏi lớn, bề mặt xù xì sẽ cọ sát vào niêm mạc, dẫn tới đau, chảy máu khi bạn tiểu tiện.
Tác hại: Sỏi tiết niệu không được điều trị sẽ lớn dần gây rách, thủng đường tiết niệu, bàng quang,...
Tiểu ra máu nam giới do bệnh tiền liệt tuyến
Nam giới độ tuổi trung niên phải đối mặt với nhiều sự thay đổi về sức khỏe, trong đó là các bệnh tiền liệt tuyến, điển hình là u xơ phì đại tiền liệt tuyến. Mức độ đái ra máu khi bị u xơ tuyến tiền liệt thường nhiều nhưng dễ điều trị.
Tiểu ra máu do viêm tuyến tiền liệt
Viêm tiền liệt tuyến gây viêm nhiễm tuyến tiền liệt, triệu chứng điển hình là đái ra máu kèm tiểu đau buốt. Bệnh xảy ra ở bất kỳ nam giới trẻ tuổi nào, cũng là bệnh hay gặp sau u xơ.
Ung thư tiền liệt tuyến cũng dẫn tới đái ra máu, nhưng đây là triệu chứng không điển hình.
Tiểu ra máu cục cảnh báo viêm đường tiết niệu
Bệnh thường gặp ở những người đã trải qua quan hệ tình dục. Bệnh có thể do nhiễm khuẩn tổn thương hệ thống tiết niệu hoặc do cơ thể bị nhiệt, bốc hỏa...
Viêm đường tiết niệu cần được điều trị kịp thời, đúng phác đồ với kháng sinh sẽ không tái phát.
Tiểu ra máu buốt cảnh báo bệnh lý tại thận
Ngoài sỏi thận thì viêm thận là tác nhân khiến bạn đái ra máu. Nhiễm khuẩn Streptococcus, virus, bệnh mạch máu, vấn đề miễn dịch, tự miễn... ảnh hưởng tới mao mạch nhỏ ở tiểu cầu thận gây viêm cầu thận và đái ra máu.
Tiểu ra máu tươi cảnh báo bệnh ung thư đường tiết niệu
Ung thư bàng quang, thận... gây xuất huyết tiết niệu và gây đái ra máu. Đây không phải là triệu chứng điển hình và hầu hết các bệnh ung thư đều không có triệu chứng ở giai đoạn đầu.
Cảnh báo bệnh ung thư đường tiết niệu
Tiểu ra máu hồng nhạt cảnh báo bệnh về máu
Rối loạn di truyền như thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm là một khiếm khuyết di truyền ở tế bào Hemoglobin là xuất hiện máu ở nước tiểu có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc trên kính hiển vi.
Tiểu ra máu có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn, lo sợ của nhiều người. Thực tế, sự lo lắng, bất an này hoàn toàn có cơ sở khi chứng đái ra máu gây ra nhiều tác hại tới sức khỏe, tinh thần, nhịp sinh hoạt của bệnh nhân.
Tiểu ra máu nên ăn gì tốt nhất? Bên cạnh việc thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn tại nhà. Điều này giúp kiểm soát triệu chứng bệnh hiệu quả hơn.
Món ăn 1. Cháo hoa cúc
Nguyên liệu: Hoa cúc tươi 5 bông, thịt lợn nạc 50g, mộc nhĩ 50g, gạo nếp 100g, muối, bột ngọt vừa đủ.
Cách thực hiện: Các vị rửa sạch cắt nhỏ, gạo nếp đãi sạch cho vào nồi, nước 1 lít, đun sôi, khi gạo nếp nở cho thịt lợn băm và tất cả các vị vào nấu chín. Chia ăn ngày 2 lần.
Tác dụng: giải nhiệt tiêu phù, an tạng sáng mắt, tiểu tiện ra máu.
Món ăn 2. Cháo rễ cỏ tranh trắng
Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh trắng 250g, gạo 50g, đường phèn vừa đủ.
Cách thực hiện: Rễ cỏ tranh rửa sạch, bỏ rễ nhỏ, cắt nhỏ cho vào nồi, đổ nước 300ml nấu còn 200ml, bỏ bã, lấy nước cho gạo đã đãi sạch vào, thêm nước với đường phèn, đun to lửa cho sôi sau đun nhỏ lửa nấu cháo loãng. Ăn nóng ngày 2 lần.
Tác dụng: thanh nhiệt chỉ huyết trị đái ra máu.
Món ăn 3. Canh rau muống
Nguyên liệu: Rau muống 500g, mật ong 50g.
Cách thực hiện: Rau rửa sạch, thái nhỏ, nước 800ml nấu chín nhừ, chắt lấy nước, bỏ bã, tiếp tục nấu cô lại còn 400ml, cho mật ong vào là được. Ngày uống 2 lần.
Tác dụng: trị đại tiểu tiện ra máu.
Món ăn 4. Canh hồng
Nguyên liệu: Hồng khô 2 quả, cỏ bấc đèn 6g, rễ cỏ tranh 30g, đường trắng vừa đủ.
Cách thực hiện: Tất cả rửa sạch cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu 20 phút, vớt bỏ bã, cho đường, uống nước, ngày 1 thang, chia làm 2 lần sáng và tối, liên tục 3-5 ngày.
Tác dụng: thanh nhiệt lợi niệu trị tiểu ra máu.
Khi tiểu ra máu, ngoài chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và bổ dưỡng. Người bệnh cần chủ động tìm hiểu cách phòng tránh hiệu quả để tránh những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những vấn đề cần lưu ý:
Uống nhiều nước, tuyệt đối hạn chế các loại nước có gas, có cồn, các loại nước màu...
Uống nhiều nước
Hạn chế các món ăn nhiều muối, các món chứa chất đạm và oxalat. Tốt nhất nên bổ sung thực phẩm xanh như: trái cây tươi, rau củ nhiều chất xơ...
Không chỉ chất độc hại ngoài môi trường, ngay cả sản phẩm mỹ phẩm, dung dịch vệ sinh... cũng nên cẩn thận vì dễ kích ứng. Ngoài ra, nên ngừng hút thuốc lá, ngưng bia rượu... để tăng cường chất đề kháng.
Buồn tiểu nên đi tiểu ngay, không nhịn. Khi quan hệ tình dục nên đi tiểu để đào thải vi khuẩn ra bên ngoài.
Nội dung trên đây là thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ tiểu ra máu. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy tới cơ sở y tế chuyên khoa để được giải đáp, hoặc liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được bác sĩ tư vấn.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"