Đau bụng đi ngoài buồn nôn: 7 bệnh lý và cách chữa tại nhà
Bài viết có ích: 739 lượt bình chọn
Đi ngoài buồn nôn khiến nhiều người nghĩ rằng đó là dấu hiệu của tình trạng rối loạn tiêu hóa. Thế nhưng theo thống kê cho thấy có tới hơn 80% số trường hợp gặp phải dấu hiệu bất thường này bị nhập viện có nguyên nhân do bệnh lý gây ra, điều này cần căn cứ vào các dấu hiệu đi kèm, số lần đi ngoài, tần suất nôn của mỗi người. Vậy chính xác buồn nôn đi ngoài là dấu hiệu của bệnh gì, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân bệnh lý bất thường dẫn tới đi ngoài buồn nôn
Đi ngoài buồn nôn thông thường sẽ đi kèm triệu chứng đau bụng bất thường, có thể đau dữ dội, đau âm ỉ hoặc đau từng cơn. Thực tế có khá nhiều nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho sự xuất hiệu của triệu chứng này, điển hình về một số nguyên nhân nguy hiểm buộc phải kể đến như:
1. Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân phổ biến gây buồn nôn, đi ngoài điều này đã khiến cho người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi, thậm chí suy nhược. Rối loạn tiêu hóa có thể là do tâm lý bị căng thẳng quá mức, do dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài hoặc cho chế độ ăn uống gây ra. Ngoài nôn và đi ngoài thì người bệnh bị rối loạn tiêu hóa còn có thể các cơn đau bụng dữ dội/ âm ỉ ở bụng, kèm ợ chua, chướng hơi,..
Viêm dạ dày ruột
2. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm xảy ra là do ăn phải các loại thức ăn đã bị hỏng, hay chứa chất độc hại, chứa nhiều chất phụ gia, đồ ăn bị nhiễm ký sinh trùng,..từ đó khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, nôn và đi ngoài. Trong đa số trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng sẽ kèm triệu chứng đau bụng dữ dội, sốt,...nghiêm trọng hơn còn có thể là nôn ra máu.
3. Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy do nhiễm chủng vi khuẩn E. Coli khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như đi ngoài, buồn nôn, đau bụng, lúc đau âm ỉ lúc đau quặn theo cơn. Bị tiêu chảy có biểu hiện đi ngoài phân lỏng liên tục, ăn không ngon, miệng đắng, buồn nôn và nôn,... Trong lúc này người bệnh sẽ bị mất nước, cảm giác rất mệt mỏi cần được khắc phục sớm tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
4. Viêm loét dạ dày
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, điều này thường gặp ở những người có thói quen ăn uống chưa khoa học, thường xuyên uống rượu bia, tâm lý căng thẳng kéo dài và uống thuốc kháng viêm không steroid quá nhiều. Bệnh khiến chúng ta bị đầy bụng, ợ chua, đau tức vùng thượng vị, buồn nôn và đi ngoài thường xuyên,....
Tóm lại khi bị đi ngoài và buồn nôn kéo dài chúng ta nên tới ngay những đơn vị y tế uy tín để thăm khám. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời rất quan trọng và cần thiết để ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Hội chứng ruột kích thích
>>Xem thêm: Đi ngoài ra cục máu đông cảnh báo ung thư trực tràng!
Đi ngoài buồn nôn kéo dài nguy hiểm như thế nào ?
Đi ngoài buồn nôn trong nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Đa phần dấu hiệu bất thường này sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể từ đó cũng làm giảm hiệu suất và hiệu quả công việc, giảm kết quả học tập, đời sống sinh hoạt giảm sút
Trong những trường hợp bị buồn nôn và đi ngoài kèm đau bụng, tụt huyết áp, chóng mặt, đi ngoài ra máu, nôn ra máu, sốt,...sẽ cần được cấp cứu kịp thời. Bởi một số chuyên gia còn cảnh báo về nguy cơ bị ung thư đại tràng, ung thư dạ dày,...khi bị buồn nôn, đau bụng, đi ngoài kéo dài nên chúng ta không thể chủ quan.
Đau bụng đi ngoài buồn nôn phải làm sao?
Đau bụng đi ngoài buồn nôn phải làm sao? Trong hầu hết các trường hợp nôn mửa và đau bụng đi ngoài có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà để làm giảm triệu chứng và hạn chế tình trạng mất nước.
1. Đi ngoài ra nước có mùi tanh điều trị tại nhà
Có nhiều cách khác nhau có thể điều trị các triệu chứng tiêu chảy và buồn nôn tại nhà. Bệnh nhân có thể tham khảo một số biện pháp sau:
- Giữ nước
Uống 8 ly nước ấm mỗi ngày khi bị tiêu chảy liên tục hoặc sốt cao.
- Sữa chua
Sữa chua có thể tạo ra nhiều axit lactic tiêu diệt vi khuẩn xấu và giúp bệnh nhân khắc phục đau bụng đi ngoài và buồn nôn.
- Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tính chất chống co thắt, giảm đau, ngăn chặn tiêu chảy. Uống một tách trà hoa cúc được ngâm trong nước sôi ít nhất 15 phút có thể cải thiện triệu chứng và hỗ trợ sức khỏe hệ thống tiêu hóa.
Trà hoa cúc
- Trà vỏ cam hoặc rễ cam thảo
Trà vỏ cam hay trà rễ cam thảo là biện pháp điều trị tiêu chảy và buồn nôn khá phổ biến. Bệnh nhân cần cho một ít vỏ cam hoặc rễ cam thảo vào nước sôi hãm 15 phút là sử dụng được.
- Ăn quả mọng
Đặc biệt là quả màu xanh như việt quất, hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý bao gồm tiêu chảy và buồn nôn. Quả mọng có thể kháng khuẩn, chống oxy hóa, hạn chế tiêu chảy,...
- Sử dụng gừng
Gừng thúc đẩy enzym tiêu hóa để chuyển hóa thực phẩm và loại bỏ chất độc có trong hệ thống tiêu hóa một cách nhanh chóng.
Gừng
Người bệnh có thể hãm một vài lát gừng trong nước sôi để uống hoặc nhai gừng sống, ăn kẹo gừng,...
- Chườm nóng bụng
Giữ một chai nước ấm hoặc túi chườm nóng vào bụng để cải thiện lượng máu lưu thông đến bụng. Từ đó giảm đau và cải thiện vấn đề tiêu chảy, tiêu hóa.
Bệnh nhân có thể sử dụng gạo rang, muối rang nóng cho vào túi vải và chườm lên bụng.
2. Đau bụng đi ngoài buồn nôn uống thuốc gì?
Đau bụng đi ngoài và buồn nôn uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến bệnh nhân có thể tham khảo:
Thuốc Loperamid
- Loperamid có thể làm chậm quá trình tiêu hóa trong ruột và cho phép thức ăn tồn tại trong ruột lâu hơn. Như vậy, cơ thể hấp thụ thức ăn tốt hơn, giảm nguy cơ tiêu chảy.
- Diphenoxylate làm chậm hoạt động của ruột, từ đó giảm tiêu chảy. Tuy nhiên, thuốc có thể gây nghiện, khô miệng và đầy hơi.
- Codein sunfat thường được kê để giảm đau, ngăn chặn tiêu chảy và buồn nôn.
- Thuốc kháng sinh thường được kê cho trường hợp đau bụng dưới buồn nôn đi ngoài vì nhiễm vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm.
Trong hầu hết trường hợp, đau bụng đi ngoài buồn nôn là do rối loạn tiêu hóa hoặc do một số vấn đề về dạ dày. Tình trạng này có thể khỏi trong một vài ngày nếu người bệnh uống nhiều nước, thực hiện chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất,... Mọi chi tiết vui lòng liên hệ tới các cơ sở chữa bệnh chuyên khoa để được giải đáp miễn phí.
Cải thiện tình trạng đi ngoài buồn nôn bằng cách nào ?
Đi ngoài buồn nôn cần sớm được cải thiện để tránh gây ra những ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, tới công việc và đặc biệt về mặt sức khỏe. Tốt nhất người bệnh cần đến đơn vị chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám tìm ra nguyên nhân do đâu.
Trong mọi trường hợp chúng ta tuyệt đối không nên mua thuốc bừa bãi về tự uống tại nhà khi chưa thăm khám. Thực tế đã có không ít trường hợp tự điều trị tại nhà đã gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như tình trạng tần suất buồn nôn, đi ngoài nhiều hơn, xuất huyết dạ dày, trực tràng,...
Trong quá điều trị, người bệnh cũng nên lưu ý tới những vấn đề sau đây:
- Cần tuân thủ tuyệt đối theo những hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, từ phác đồ điều trị cho tới cách chăm sóc tại nhà
- Chú ý bổ sung nước và chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể tránh để cơ thể bị suy nhược và mất nước nghiêm trọng.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chú ý hơn tới môi trường sống cũng như làm việc tránh lây nhiễm vi khuẩn.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, không làm việc nặng nhọc quá sức, không để tâm lý bị căng thẳng hay lo lắng kéo dài
- Lựa chọn các loại thực phẩm rõ nguồn gốc, đảm bảo thực phẩm sạch, an toàn
- Vệ sinh tay sạch sẽ, đồ dùng ăn uống trước khi ăn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa.
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày như tập yoga, đi bộ, bơi lội,...giúp tăng cường sức đề kháng, cơ thể khỏe mạnh hơn.
Đi ngoài buồn nôn là một tình trạng thường gặp khá phổ biến hiện nay mà chúng ta không nên chủ quan nếu gặp phải. Chúng ta cần lường trước được những nguy hiểm có thể xảy ra nếu không khắc phục tình trạng này kịp thời.
Mong rằng qua những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích trang bị cho bản thân. Với mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua hotline 0243.9656.999 để được chuyên gia tư vấn miễn phí.
CHÚ Ý: Đây là một bài cẩm nang, mang tính chất tham khảo, chia sẻ đến bạn đọc, giúp mọi người có thêm kiến thức về bệnh. Hiện tại, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chuyên về các bệnh Hậu môn trực tràng, Nam khoa, Phụ khoa. Vì vậy, chúng tôi không thể tư vấn những dấu hiệu bệnh mà bạn đang gặp phải. Bạn nên chủ động đến cở sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả. Rất xin lỗi về sự bất tiện này! Xin cám ơn!
Các tìm kiếm liên quan đến đi ngoài buồn nôn
đau bụng đi ngoài buồn nôn chóng mặt
đau bụng đi ngoài buồn nôn uống thuốc gì
đau bụng buồn nôn đi ngoài phải làm sao
đau bụng buồn nôn đi ngoài ra nước
nôn và tiêu chảy ở người lớn
đau bụng buồn nôn phải làm sao
hay bị tiêu chảy sau khi ăn
đi ngoài ra nước có mùi tanh
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"
- Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
- Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
- Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
- Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
- Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
- Giấy khen là 1 trong 10 bác sĩ có nhiều đóng góp trong chuyên ngành Nam khoa – Ngoại khoa – Tiết niệu.