Ts. Bác sĩ CK II Trịnh Tùng
Đặt lịch miễn phí
Triệu chứng bệnh trĩ ngoại nhẹ không quá nghiêm trọng, chủ yếu là ngứa ngáy, khó chịu, cộm vướng, cảm giác đau rát nhẹ vùng hậu môn…Việc điều trị ở giai đoạn này cũng đơn giản hơn, đáp ứng tốt khi dùng thuốc, chi phí cũng đỡ tốn kém hơn. Vậy nhận biết triệu chứng của trĩ ngoại nhẹ như thế nào, cách điều trị ra sao cùng tìm hiểu dưới đây.
Bệnh trĩ ngoại là sự hình thành búi trĩ bên dưới đường lược, thường là ngoài rìa hậu môn. Các triệu chứng trĩ ngoại cũng dễ nhận biết hơn trĩ nội, ngay từ giai đoạn nhẹ đã có thể phát hiện được. Những triệu chứng bệnh trĩ ngoại nhẹ bao gồm:
Khi búi trĩ hình thành, kể cả trĩ nội hay trĩ ngoại bệnh nhân có thể nhận thấy hậu môn xuất hiện các triệu chứng dưới đây:
Ngoài các triệu chứng cơ năng, bệnh nhân có thể nhận biết triệu chứng của bệnh trĩ ngoại nhẹ qua các tổn thương thực tế. Búi trĩ lòi nhẹ ra ngoài hậu môn, có thể sờ thấy búi trĩ nhỏ có kích thước bằng hạt đậu ngoài rìa hậu môn.
Triệu chứng bệnh trĩ ngoại giai đoạn nhẹ mặc dù chưa gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên đã có thể gây ra những ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày, công việc và cuộc sống của người bệnh. Cảm giác đau rát khó chịu, cộm vướng khi đại tiện, cọ xát vào quần áo và không thể ngồi xuống được.
Theo bác sĩ chuyên khoa - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, triệu chứng bệnh trĩ ngoại nhẹ dù chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng không thể tự khỏi mà cần điều trị y tế nếu muốn chữa khỏi.
Trên thực tế, bệnh trĩ ngoại giai đoạn nhẹ nói riêng và bệnh trĩ nói chung thường đáp ứng tốt với việc điều trị nội khoa bảo tồn. Cùng với đó, kết hợp thêm các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà như thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, thói quen đại tiện…có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh và giảm các triệu chứng.
Để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ ngoại nhẹ, ngoài việc thăm khám sớm và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp dưới đây.
Để cải thiện các triệu chứng trĩ ngoại, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa tại nhà dưới đây:
Trong dầu dừa rất giàu chất chống oxy hóa, có khả năng đẩy mạnh quá trình sản sinh các tế bào mới, phục hồi các tế bào bị thương tổn và hỗ trợ làm bền thành mạch.
Cách thực hiện:
Người bị bệnh trĩ ngoại có thể dùng rau diếp cá giúp phòng ngừa búi trĩ gia tăng kích thước, cải thiện các triệu chứng trĩ tắc mạch, trĩ sa nghẹt…
Bệnh nhân có thể bổ sung rau diếp cá vào bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh.
Người mắc bệnh trĩ có thể dùng nha đam để hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Do nha đam có khả năng nâng cao số lượng lợi khuẩn đường ruột, giúp nhuận tràng, phòng ngừa táo bón hiệu quả.
Giúp làm co mạch, giảm lưu thông máu về búi trĩ và hậu môn. Ngoài ra còn có công dụng gây tê, làm gián đoạn hoạt đồng truyền tín hiệu đau từ hệ thống thần kinh trung ương.
Các trường hợp có triệu chứng bệnh trĩ ngoại nhẹ, các bác sĩ thường chỉ định điều trị với thuốc chuyên khoa. Một số loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại độ nhẹ có thể được chỉ định gồm:
Được bào chế dạng mỡ giúp làm dịu da và làm mềm da hậu môn. Hoạt chất hydrocortisone còn giúp chống viêm, giảm đau rát khó chịu.
Lưu ý: Không nên dùng thuốc hydrocortisone quá 2 tuần, vì dùng quá lâu có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.
Giúp giảm đau và hỗ trợ làm bền thành mạch. Giúp tăng mức độ dẻo dai cho hệ thống tĩnh mạch hậu môn, hạn chế gây vỡ và làm giảm tính thấm.
Giảm nguy cơ viêm nhiễm nhờ một số loại thuốc sát trùng như Oxyquinlone, Zinc oxide, Neomycin, Boric acid…
Epinephrine, Norepinephrine, Phenylephrine cùng 1 số loại thuốc co mạch khác có thể giúp thu nhỏ mạch máu, hỗ trợ làm giảm kích thước búi trĩ từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.
Các triệu chứng bệnh trĩ ngoại nhẹ cần thăm khám để điều trị hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tiến triển giai đoạn nặng hơn. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về phác đồ điều trị, đồng thời kết hợp áp dụng các biện pháp dưới đây để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Táo bón và bệnh trĩ có mối liên hệ mật thiết. Táo bón là một trong nhiều nguyên nhân chính gây bệnh trĩ, và khiến bệnh càng thêm nghiêm trọng. Với tình trạng táo bón, việc bổ sung chất xơ là cách cải thiện tốt.
Bệnh nhân có thể bổ sung thực phẩm giàu chất xơ trong rau xanh, các loại hạt ngũ cốc, quả mọng…Uống nhiều nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa, làm mềm phân giúp việc đại tiện dễ dàng hơn.
Hạn chế sử dụng rượu bia chất kích thích; hạn chế ăn đồ cay nóng dầu mỡ. Không nên ngồi hay đứng một chỗ quá lâu, nên thường xuyên đi lại vận động, tập thể dục điều độ giúp tăng cường sức đề kháng.
Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn nhất là sau khi đại tiện. Không nên ngồi đại tiện quá lâu, không nên mang điện thoại hay đọc sách khi đi đại tiện. Thay đổi tư thế ngồi đại tiện bằng việc kê thêm ghế dưới chân giúp làm giảm áp lực lên vùng hậu môn.
Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh trĩ ngoại tái phát, bệnh nhân cũng cần lưu ý: yếu tố chính giúp phòng ngừa bệnh trĩ ngoại là hạn chế rặn khi đại tiện. Nếu bị táo bón nặng, bệnh nhân có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc nhuận tràng hoặc bổ sung chất xơ trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, có thể dùng thêm thuốc làm mềm phân cải thiện chứng táo bón tạm thời, giúp giảm áp lực lên vùng hậu môn khi đại tiện.
Trên đây, cách nhận biết các triệu chứng bệnh trĩ ngoại nhẹ và cách điều trị hiệu quả đã được bài viết giải đáp chi tiết. Người bệnh có nhu cầu đặt lịch khám bệnh trĩ ngoại, liên hệ ngay số điện thoại 0243.9656.999 để bác sĩ miễn phí giải đáp.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"