Tổng hợp 11 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt dễ nhận biết
Bài viết có ích: 989 lượt bình chọn
Nhận biết một số dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sớm giúp chị em phụ nữ chuẩn bị sẵn sàng tâm lý. Có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là sự đánh dấu người con gái đã có khả năng mang thai và sinh đẻ. Trong một, hai năm đầu, chu kỳ kinh nguyệt thường không ổn định về thời gian và lượng kinh, dấu hiệu có kinh.
11 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt phổ biến nhất
11 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt phổ biến nhất. Các dấu hiệu chuẩn bị có kinh nguyệt có thể khác nhau ở từng người. Khí hư ra nhiều, tăng kích thước vòng một, mặt nổi mụn, đau bụng dưới,... là những dấu hiệu có kinh thường gặp ở nữ giới.
1. Khí hư ra nhiều
Trước khi đến chu kỳ kinh nguyệt, hormone estrogen của bạn gái gia tăng, khiến cho cơ thể ra nhiều khí hư hơn, vùng kín cũng ẩm ướt hơn bình thường.
Lưu ý: Nếu như khí hư ra nhiều mà kèm theo những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa bất thường như mùi hôi khó chịu, khí hư chuyển màu xanh hoặc xám, ngứa ngáy vùng kín… cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, điều trị ngay.
Khí hư ra nhiều
2. Tăng kích thước vòng 1
Tăng kích thước vòng 1 là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt điển hình ở nữ giới. Trước khi có kinh khoảng 1 tuần, sự gia tăng hormone estrogen trong cơ thể nữ giới cũng sẽ khiến cho các mô ngực cương lên, bạn gái cảm thấy vòng một to ra, cảm giác sưng đau xuất hiện ở đầu ngực, sau đó lan ra cả vùng cận nách.
3. Da nhờn, nổi mụn
Mỗi bạn gái đều có tính chất da mặt khác nhau, da dầu thường tiết nhờn và nổi mụn nhiều hơn so với da thường. Tuy khi, dù là da mặt như nào, khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt, da bạn gái cũng tiết ra nhiều dầu hơn và dễ nổi mụn hơn.
Để khắc phục hiện tượng này, bạn gái có thể ưu tiên các thực phẩm chứa kẽm, giúp ngăn chặn sự phát triển của da dầu và mụn, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm cho da.
4. Đau vùng bụng dưới
Đau vùng bụng dưới là dấu hiệu có kinh điển hình ở một vài chị em phụ nữ, xuất hiện trước khi có kinh khoảng 1 đến 2 ngày.
Nguyên nhân khiến chị em đau vùng bụng dưới trước khi hành kinh là do các hormone sinh dục nữ tiết ra nhiều hơn, khiến tử vung co thắt và gây đau vùng bụng dưới.
5. Đau mỏi lưng
Trước chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể chị em tiết ra số lượng lớn hormone prostaglandin, là nguyên nhân gây co bóp tử cung, khiến chị em đau vùng bụng dưới, đau mỏi lưng.
Đau mỏi lưng
Trong trường hợp chị em bị đau mỏi lưng thường xuyên, không có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt thì có thể là chị em mắc các bệnh liên quan đến cột sống, xương khớp hoặc sỏi thận…
6. Tâm trạng bực bội, cáu gắt
Do phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu trong giai đoạn tiền kinh nguyệt (đau ngực, đau bụng, đau lưng, da nổi mụn…) nên tâm trạng chị em thường trở nên cáu bẳn, tức giận vô cớ, chán nản, vui buồn thất thường.
Tâm trạng trở nên bực bội, cáu gắt… là một trong những dấu hiệu sắp có kinh nguyệt khá phổ biến ở hầu hết nữ giới.
7. Dấu hiệu ở đường tiêu hóa
Các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón, thèm ăn, chướng bụng và buồn nôn … cũng có thể được coi là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt. Một số người chỉ xuất hiện thoáng qua rồi hết nhưng một số có thể kéo dài cho đến khi có kinh nguyệt và thậm chí trở nên trầm trọng.
8. Ham muốn tình dục giảm sút
Ham muốn tình dục của nữ giới có tính chu kỳ, thường tăng cao vào tuần thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt và giảm dần vào giai đoạn cuối của chu kỳ kinh nguyệt.
Điều này được giải thích là: Trước khi hành kinh, hormone nội tiết giảm sút, niêm mạc âm đạo khô nên hầu như chị em không muốn quan hệ tình dục.
9. Mất ngủ
Sự thiếu hụt Trytophan trước khi hành kinh khiến chị em mất ngủ khoảng 1 tuần, cho đến khi hành kinh diễn ra. Chị em muốn cải thiện tình trạng này, cần bổ sung thực phẩm chứa Trytophan hàng ngày như thịt gà tây, thịt bò và hạt hồ đào…
Mất ngủ
10. Cơ thể mệt mỏi
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt không hề dễ chịu, chúng khiến toàn thân chị em mệt mỏi ảnh hưởng lớn đến công việc.
11. Ham muốn tình dục giảm sút
Ham muốn quan hệ tình dục ở nữ giới rõ rệt theo chu kỳ kinh nguyệt: tăng cao ở tuần thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt và giảm sút ở giai đoạn cuối của chu kỳ kinh nguyệt.
Do trước khi hành kinh, hormone nội tiết giảm sút, tâm trạng thay đổi đột ngột, niêm mạc âm đạo khô khiến chị em không muốn quan hệ tình dục.
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai có giống nhau không?
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai có giống nhau không? Hầu hết các dấu hiệu trước khi có kinh nguyệt giống như các dấu hiệu mang thai sớm. Điều này có thể khiến nhiều người bị nhầm lẫn, đặc biệt là nếu chu kỳ kinh không đều.
1. Dấu hiệu trước khi có kinh và dấu hiệu có thai khác nhau thế nào?
- Các triệu chứng giống nhau: Đau lưng, đau đầu, táo bón, sưng bầu ngực, tiểu tiện nhiều hơn, thay đổi tâm trạng.
- Những triệu chứng này có thể làm cho bạn cảm thấy lo lắng nếu bạn không muốn có thai, hoặc khiến bạn hy vọng nếu đang chờ mong có "tin vui". Kiểm tra những điều khác biệt dưới đây để biết liệu bạn sắp có kinh hay là dấu hiệu mang thai sớm.
Chảy máu
Sắp có kinh: Bạn sẽ không bị chảy máu cho đến khi kỳ kinh thực sự bắt đầu.
Chảy máu
Có thai: Bạn sẽ thấy có đốm hồng hoặc nâu sẫm tại thời điểm phôi thai bám vào tử cung (xảy ra khoảng 10 - 14 ngày sau khi thụ thai). Có thể chảy máu một vài ngày.
Mệt mỏi
Sắp có kinh: Bạn cảm thấy kiệt sức ngay cả khi bạn không làm bất cứ việc gì vất vả. Nghỉ ngơi sẽ giúp bạn đỡ mệt hơn.
Có thai: Nếu bạn bị chậm kinh và thấy vô cùng mệt mỏi, có thể bạn đã có bầu. Mệt mỏi sẽ kéo dài trong suốt thai kỳ do sự gia tăng nồng độ progesterone gây giảm huyết áp và đường huyết.
Thèm ăn
Sắp có kinh: Thói quen ăn uống của bạn có thể thay đổi khi bạn sắp có kinh nguyệt. Có thể bạn muốn ăn đồ ngọt, chocolate, thức ăn mặn... Tuy rất thèm, nhưng bạn có thể chống lại cám dỗ phải ăn những thức ăn này.
Có thai: Bạn sẽ có cảm giác thèm ăn cực độ đối với một số loại thực phẩm, và ghê sợ một số loại thực phẩm khác. Một số Phụ nữ còn thèm ăn những thứ vốn không ăn được, như kim loại, đá, vôi... Trong trường hợp này, bà bầu cần hỏi ý kiến bác sỹ ngay.
Buồn nôn và nôn mửa
Sắp có kinh: Bạn sẽ không bị buồn nôn hoặc nôn khi sắp có kinh.
Có thai: Hầu hết phụ nữ mới mang thai đều bị buồn nôn. Nếu bạn bị chậm kinh và vô cùng buồn nôn, có thể bạn đã mang thai. Buồn nôn thường xuất hiện sau khi thụ thai từ 2 - 8 tuần, và tiếp tục trong suốt thai kỳ.
Đau bụng hoặc đau vùng chậu
Sắp có kinh: Đau bụng khi sắp có kinh là điều phổ biến, mức độ nghiêm trọng thay đổi tùy cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, khi bắt đầu có "đèn đỏ", cơn đau giảm và từ từ biến mất.
Có thai: Khi trứng thụ tinh bám vào thành tử cung sẽ gây ra cơn đau nhẹ cùng với máu báo. Bạn cũng sẽ bị đau lưng dưới hoặc bụng dưới, kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng, kéo dài lâu hơn nhiều so với đau bụng khi sắp có kinh.
2. Những triệu chứng chỉ xuất hiện khi mang thai, không xuất hiện khi sắp có kinh nguyệt
Núm vú sẫm màu
- Núm vú sẫm màu: Nồng độ estrogen trong cơ thể tăng lên, khiến vú tăng kích thước hoặc núm vú sẫm màu. Thậm chí, ngay cả sau khi sinh, quầng vú vẫn còn thẫm màu.
- Khó thở: Bạn sẽ bị khó thở khi phôi thai phát triển trong tử cung cần thêm oxy.
- Tăng nhiệt độ cơ thể: Nếu bạn đang mang thai, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng nhẹ trong ít nhất 18 ngày hoặc hơn. Phụ nữ cũng có thể tăng nhiệt độ khi sắp có kinh, nhưng nhiệt độ cơ thể sẽ giảm khi bắt đầu có kinh nguyệt.
Kiểm tra những dấu hiệu này sẽ giúp bạn xác định xem bạn có thai hay không. Tuy nhiên, cách tốt nhất để biết bạn sắp có kinh hay đã có thai là làm xét nghiệm thai kỳ tại nhà, như dùng que thử thai nếu bạn bị chậm kinh.
Qua nội dung trong bài, phái đẹp đã biết 11 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt dễ nhận biết nhất. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ các cơ sở y tế chuyên khoa để được giải đáp miễn phí.
CHÚ Ý: Đây là một bài cẩm nang, mang tính chất tham khảo, chia sẻ đến bạn đọc, giúp mọi người có thêm kiến thức về bệnh. Hiện tại, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chuyên về các bệnh Hậu môn trực tràng, Nam khoa, Phụ khoa. Vì vậy, chúng tôi không thể tư vấn những dấu hiệu bệnh mà bạn đang gặp phải. Bạn nên chủ động đến cở sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả. Rất xin lỗi về sự bất tiện này! Xin cám ơn!
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"
- Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
- Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
- Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
- Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
- Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
- Giấy khen là 1 trong 10 bác sĩ có nhiều đóng góp trong chuyên ngành Nam khoa – Ngoại khoa – Tiết niệu.