Ts. Bác sĩ CK II Trịnh Tùng
Đặt lịch miễn phí
Rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai nguy hiểm không, khắc phục thế nào? Đây là những thắc mắc phổ biến được đông đảo chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản quan tâm. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, các chuyên gia sản phụ khoa của Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng sẽ chia sẻ những thông tin nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Trước khi giải đáp rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai có sao không. Mọi người cần nắm rõ tác dụng ngừa thai của que cấy như thế nào? Thời gian gần đây, biện pháp tránh thai được nhiều chị em lựa chọn, thay thế phương pháp truyền thống như đặt vòng, uống thuốc,... là cấy que tránh thai.
Cấy que là phương pháp ngừa thai được đánh giá mang lại hiệu quả cao, lên tới 99%, hạn chế bất tiện như: Đe dọa cơ quan sinh dục, quên giờ uống thuốc,... Bởi que cấy tránh thai được cấy ở vùng da dưới cánh tay, tác dụng lâu dài, lên tới 5 năm.
Cơ chế hoạt động của que cấy ngừa thai là khi cấy dưới cánh tay chị em phụ nữ sẽ tiết ra một lượng hormone progesterone. Lượng hormone này tác động lên quá trình rụng trứng, tạo một màng nhầy ở cổ tử cung. Từ đó khiến tinh trùng không thể di chuyển đến gặp trứng để thụ thai.
Ưu điểm lớn nhất của que cấy tránh thai là có thể sử dụng cho phụ nữ sau sinh và phụ nữ đang cho con bú mà không gây ra bất cứ biến chứng nguy hiểm nào. Chính vì vậy, phương pháp này đã và đang trở thành biện pháp tránh thai được đông đảo chị em lựa chọn, đón nhận.
Trước khi giải đáp vấn đề rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai là gì, hãy cùng điểm qua những tác dụng của que cấy ngừa thai.
Que cấy tránh thai là thanh nhựa nhỏ được luồn xuống dưới da của bên cánh tay không thuận, bên trong có chứa hormone progesterone, một loại nội tiết tố có khả năng ức chế quá trình trứng rụng và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Hiện nay, cấy que tránh thai là phương pháp ngừa thai rất được ưa chuộng hiện nay với hiệu quả có thể kéo dài từ 3-5 năm. Tuy nhiên, liệu pháp này không giúp bảo vệ chị em phụ nữ khỏi nguy cơ mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục và hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS.
Khi đưa que cấy tránh thai nội tiết vào cơ thể sẽ giúp cản trở quá trình rụng trứng bằng cách làm đặc chất dịch nhầy ở cổ tử cung, khiến cho tinh trùng không tiến vào được. Mặc dù mang lại hiệu quả tránh thai, song phương pháp này tiềm ẩn một số tác dụng phụ như:
Nhìn chung, tình trạng rối loạn kinh nguyệt mà chị em phụ nữ gặp phải có thể là không thấy kỳ kinh xuất hiện trong thời gian dài, lượng máu kinh ra ít hoặc không đều do sự thay đổi về nội tiết tố sau khi cấy que tránh thai vào cơ thể.
Hiện tượng này có thể diễn ra trong khoảng 3-6 tháng vì cơ thể nữ giới cần có thời gian thích nghi với sự thay đổi hormone nên kinh nguyệt không đều là điều rất bình thường.
Tuy nhiên, nếu sau khoảng thời gian đó mà chu kỳ kinh nguyệt vẫn chưa hết rối loạn thì chị em nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Bởi, trong quá trình thực hiện, một số trục trặc có thể đã xảy ra như que cấy chất lượng kém, không khám sàng lọc kỹ càng trước khi cấy que hoặc thao tác kỹ thuật sai khiến que bị lệch, dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.
Theo các chuyên gia, rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai là tình trạng thường xảy ra với đa số chị em phụ nữ sau khi áp dụng phương pháp này. Trong thời gian đầu, nồng độ hormone do que cấy tiết ra có thể gây đảo lộn chu kỳ kinh nguyệt, thế nhưng không gây nguy hại cho sức khỏe nên chị em không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, muốn chu kỳ kinh sớm ổn định trở lại, sau khi cấy que tránh thai, chị em phụ nữ nên tham khảo một số cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt dưới đây:
1. Ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ tác động đáng kể tới sức khoẻ sinh lý của nữ giới, giúp cơ thể nhanh chóng điều tiết và thích nghi với sự thay đổi nội tiết tố.
Do đó, chị em sau khi cấy que tránh thai nên chủ động bổ sung các nhóm dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin, magie, sắt, omega-3… đồng thời không sử dụng quá nhiều muối, đường, các thức uống chứa cồn, cafein hay thuốc lá.
2. Nghỉ ngơi hợp lý
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, trong đó có hệ nội tiết. Do đó, chị em nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và đi ngủ trước 11h tối, đồng thời sắp xếp thời gian nghỉ ngơi xen kẽ làm việc hợp lý nhằm tạo điều kiện cho cơ thể được thư giãn và phục hồi.
3. Tránh căng thẳng, mệt mỏi
Stress kéo dài khiến nữ giới dễ cáu gắt, gây tác động tiêu cực lên hệ nội tiết, dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai trở nên nặng hơn. Chị em hãy cố gắng giảm thiểu những áp lực, căng thẳng sẽ giúp tinh thần vui vẻ và lạc quan, từ đó hỗ trợ ổn định nội tiết tố.
4. Thay thế bằng biện pháp tránh thai khác
Các chuyên gia khuyến cáo, biện pháp cấy que tránh thai không nên được áp dụng đối với những chị em phụ nữ đang điều trị các bệnh về nội tiết như cường giáp, suy tuyến giáp hay một số bệnh lý liên quan đến tim mạch như cao huyết áp, tai biến mạch máu não,…
Ngoài ra, các trường hợp có tiền sử hoặc đang điều trị ung thư vú; người mắc các bệnh lý rối loạn chức năng gan, lupus ban đỏ hệ thống; nữ giới đang sử dụng các loại thuốc chống động kinh hoặc điều trị bệnh lao… cũng cần tham vấn ý kiến chuyên môn của bác sĩ để tìm ra biện pháp tránh thai phù hợp hơn.
Tóm lại, nếu sau 3-6 tháng mà tình trạng rối loạn kinh nguyệt vẫn còn tiếp diễn, chị em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để xác định nguyên nhân hoặc tiến hành tháo que tránh thai. Bởi, nếu để mặc rối loạn kinh nguyệt kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới nhan sắc, vóc dáng, tâm sinh lý và sức khỏe của nữ giới.
Đối với nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai, trong trường hợp kinh nguyệt không đều diễn ra kéo dài và kèm theo triệu chứng đau bụng dữ dội, lượng máu ra quá nhiều thì rất nguy hiểm. Lúc này, chị em nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán tình trạng này bởi có khả năng phương pháp cấy que tránh thai không thích hợp với bạn.
Tuy vậy, chị em phụ nữ có thể yên tâm vì que tránh thai không phải là biện pháp duy nhất mà thay vào đó, bạn còn có thể lựa chọn các hình thức tránh thai khác như sử dụng thuốc nội tiết, đặt vòng… Tùy thể trạng sức khỏe của nữ giới, các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.
Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) áp dụng phương pháp tránh thai bằng vòng chữ T kim loại hoặc silicon với các ưu điểm dưới đây:
.
Xem thêm : Tại sao bị rối loạn kinh nguyệt sau phá thai bằng thuốc ?
Mặc dù cấy que là phương pháp ngừa thai đơn giản, tuy nhiên phương pháp này đem lại nhiều tác dụng phụ cho phái đẹp, trong đó có rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai. Do đó, để không đe dọa sức khỏe, thiên chức làm mẹ trong tương lai, chị em nên chú ý những điều sau:
Cuối cùng, hy vọng vấn đề rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai được chia sẻ trong bài viết vừa rồi có thể giúp chị em phụ nữ bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp về vấn đề này, hãy liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được chuyên gia hỗ trợ ngay.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"