Hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ là bệnh gì? Cách chữa an toàn
Bài viết có ích: 920 lượt bình chọn
Hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ khiến nhiều chị em cảm thấy băn khoăn, lo lắng không biết nguyên nhân gây ra hiện tượng này từ đâu. Thực tế, hiện tượng vẫn ra máu khi vừa hết kinh khá phổ biến, có thể là do cơ địa hoặc một vài nguyên nhân sinh lý. Tuy nhiên, chị em không thể chủ quan vì đây cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý cần được chữa sớm. Cùng đọc bài viết dưới đây để nắm rõ các thông tin về hiện tượng này nhé!
Nguyên nhân sinh lý dẫn tới hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ
Hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ xuất hiện khá nhiều với các nguyên nhân, yếu tố gây ra khác nhau. Có những trường hợp ra máu sau khi kết thúc hành kinh 1 đến 2 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài tới 1 tuần.
Theo chuyên gia y tế Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, mỗi người có cơ địa khác nhau nên các biểu hiện sinh lý cũng có nhiều điểm khác nhau. Chuyên gia cũng chỉ ra một số yếu tố sinh lý tác động khiến cơ thể vẫn ra máu dù vừa mới hết thời gian hành kinh.
1. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ có thể là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thời gian hành kinh không ổn định. Đến quá sớm hoặc muộn, lượng máu quá ít hay nhiều đều có ảnh hưởng khiến tình trạng hành kinh của chị em rơi vào các trường hợp như:
- Lượng máu kinh còn sót lại sau kỳ kinh, thoát ra khỏi cơ thể chậm tùy theo khả năng co thắt tử cung ở mỗi người và thường có màu sẫm hơn bình thường.
- Hiện tượng rong kinh, lượng máu ra nhiều và có thời gian kéo dài khiến nhiều chị em mệt mỏi, xanh xao, suy nhược vì thiếu máu.
2. Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố cũng là nguyên nhân gây ra hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ ở nữ giới. Cơ chế tiết hormon không đều thường do tâm lý chị em không thoải mái, nhiều căng thẳng hoặc những nữ giới đang tuổi dậy thì. Ngoài ra, chị em sử dụng các loại thuốc hay đặt vòng tránh thai cũng xuất hiện nhiều tác dụng phụ tới hoạt động của cơ quan sinh dục, sinh sản.
3. Giai đoạn tiền mãn kinh
Nữ giới bước vào tiền mãn kinh cũng xảy ra hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ. Trong giai đoạn này, lượng hormone trong cơ thể chị em không ổn định, nhiều biến động dẫn tới mất cân bằng. Chu kỳ kinh nguyệt bị tác động, rối loạn, thất thường, ra máu cả khi đã hết kỳ kinh, giữ chu kỳ kinh.
4. Mang thai
Hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ có thể là dấu hiệu báo mang thai sớm, chị em cần đặc biệt chú ý. Hiện tượng này có thể xuất hiện trong khoảng 10 ngày, báo hiệu đã thụ tinh và tổ hợp tiến vào bám trụ ở tử cung. Vì thế, các chuyên gia gọi đây là máu báo thai, có thể đi kèm với cảm giác co thắt tử cung.
Ngoài ra, nhiều chị em đang mang thai giai đoạn đầu, thấy có máu đỏ tưởng nhầm là kinh nguyệt mà không biết có thể là dấu hiệu động thai. Nếu tình trạng động thai không được phát hiện và khắc phục có thể lại chảy máu tiếp sau một tuần.
Nguyên nhân bệnh lý dẫn tới hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ
Hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ không chỉ do một vài nguyên nhân sinh lý mà còn nguy hiểm hơn khi đến từ các nguyên nhân bệnh lý. Theo chuyên gia y tế Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, những trường hợp do bệnh lý gây ra cần được điều trị sớm nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản, sức khỏe và cả tâm lý của người bệnh.
1. Polyp tử cung hoặc âm đạo
Hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ có thể là dấu hiệu chị em đang mắc phải bệnh polyp tử cung hoặc âm đạo. Trường hợp chị em vừa mới hết kinh được 3 đến 4 ngày lại xuất hiện máu đỏ thì khả năng cao ở âm đạo hoặc trong tử cung của chị em đang có những khối u nhú hình dạng khác nhau. Mọi người có thể nhận biết bệnh lý này qua các dấu hiệu như:
- Rối loạn kinh nguyệt, bị rong kinh hay cường kinh.
- Quan hệ bị đau, thậm chí chảy máu
- Ra máu khi vừa hết kỳ kinh.
Bệnh lý kéo dài, không được điều trị sớm dẫn tới tình trạng thiếu máu, tăng nguy cơ viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Ngoài ra, tỷ lệ bị tắc buồng trứng khá cao, ảnh hưởng chức năng sinh sản.
2. Một số bệnh ung thư ở nữ giới
Hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ càng trở nên nguy hiểm hơn khi đây là dấu hiệu cho thấy bệnh ung thư đang phát triển. Theo chuyên gia y tế, một số căn bệnh ung thư sau có hiện tượng ra máu, kèm theo cơn thắt tử cung và cần phải được điều trị từ sớm:
- Ung thư nội mạc tử cung: Tế bào lớp niêm mạc ở tử cung phát triển theo chiều hướng ác tính dẫn tới chảy máu âm đạo, đặc biệt trong thời gian sau mãn kinh.
- Ung thư cổ tử cung: Xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là từ 30 đến 45 tuổi. Thường chị em bị ra máu khi vừa hết chu kỳ và sau khi quan hệ tình dục, kèm theo dịch tiết âm đạo có mùi hôi.
- Ung thư tử cung: Những phụ nữ trên 50 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh này nhiều nhất, chảy máu sau kỳ kinh, lượng máu có thể nhiều hơn bình thường. Nhiều chị em hay nhầm lẫn với triệu chứng của tiền mãn kinh.
3. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung cũng có triệu chứng hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ ở nữ giới. Bệnh này thường xảy ra ở các vị trí: buồng trứng, ống dẫn trứng, bề mặt ngoài tử cung, bàng quang và trực tràng. Nếu không được xử lý sớm sẽ dẫn tới tình trạng chảy máu bất thường, hình thành mô sẹo gây ra đau đớn, đặc biệt là trong giai đoạn trước và trong thời gian hành kinh.
4. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ có thể là triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang. Bệnh lý này ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản, cản trở quá trình thụ tinh, gây ra hiện tượng vô sinh ở nữ giới. Ngoài ra, chất lượng da suy giảm, nhiều mụn và thể chất tăng cân nhanh.
Vừa hết kinh vẫn ra máu cần làm gì?
Vậy khi phát hiện hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ thì chị em cần phải làm những gì để phòng ngừa và cải thiện tình hình? Chuyên gia y tế khuyên chị em nên tự ý thức bảo vệ bản thân bằng cách cải thiện lối sống, sinh hoạt hàng ngày khoa học và lành mạnh hơn. Mọi người cần chú ý thực hiện chế độ ăn uống và vệ sinh cẩn thận:
- Giữ gìn vệ sinh vùng kín, cơ quan sinh dục đúng cách, khô thoáng và thoải mái.
- Quan hệ tình dục an toàn, khi có dấu hiệu bị đau cơ quan sinh dục cần hạn chế và đi kiểm tra.
- Duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với cơ thể, giữ cho tâm lý luôn thoải mái, không căng thẳng.
- Ăn nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng, uống đủ nước và hạn chế các thực phẩm, đồ uống không tốt cho sức khỏe.
- Đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện các dấu hiệu lạ để được điều trị sớm.
Hiện nay, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đang là đơn vị y tế được nhiều chị em tin tưởng khám và điều trị phụ khoa. Phòng khám quy tụ dàn bác sĩ chất lượng, giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, có sự hỗ trợ từ các thiết bị y tế hiện đại giúp việc chẩn đoán và điều trị đạt tỷ lệ chính xác cao. Chị em hoàn toàn yên tâm khi tới đây khám, chất lượng dịch vụ y tế đạt tiêu chuẩn quốc tế, mức chi phí phải chăng.
Trên đây là những thông tin về hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ mà chị em cần nắm rõ. Nếu chị em vẫn còn thắc mắc hãy liên hệ tới 0243.9656.999 hoặc tới phòng khám để nghe nhân viên tư vấn thêm nhé !
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"
- Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
- Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
- Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
- Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
- Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
- Giấy khen là 1 trong 10 bác sĩ có nhiều đóng góp trong chuyên ngành Nam khoa – Ngoại khoa – Tiết niệu.