Ts. Bác sĩ CK II Trịnh Tùng
Đặt lịch miễn phí
Giang mai được xếp trong nhóm bệnh xã hội và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này đứng thứ 2 chỉ sau HIV/AIDS. Đặc biệt ở giai đoạn cuối, đây là thời điểm bệnh để lại nhiều thương tổn và di chứng nặng nề.
Vậy với bệnh giang mai giai đoạn cuối, người bệnh sẽ có những biểu hiện gì, cách chữa trị ra sao,...? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
Giang mai giai đoạn cuối là giai đoạn thứ 4 của bệnh giang mai, sau các giai đoạn gồm: sơ cấp, thứ cấp và tiềm ẩn.
Bệnh giang mai lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn, tạo điều kiện cho xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum tấn công và gây bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể lây qua tiếp xúc vết thương hở, đường máu, dùng chung đồ cá nhân, từ mẹ sang con,...
Khi bước vào giai đoạn cuối, khả năng lây lan ra cộng đồng của bệnh giang mai không còn. Nhưng nếu nữ giới mang thai trong giai đoạn này vẫn có thể để lại di chứng cho con.
Giang mai giai đoạn cuối thông thường sẽ bắt đầu xảy ra vào năm thứ 3 của bệnh và thường biểu hiện ở dưới dạng 3 thể thường gặp dưới đây:
Giang mai củ và gôm giang mai :
Bệnh gây ra những thương tổn chủ yếu là các củ nổi cao trên bề mặt da. Các củ này không đau, có đường kính dưới 1cm, có dạng hình nhẫn, hình cung hoặc vòng eo.
Ban đầu chúng thường xuất hiện là những khối rắn tròn có ranh giới rõ ràng và tiếp tục phát triển thành các nốt đỏ mềm, không di động.
Một thời gian sau các nốt này sẽ sưng mọng lên và vỡ ra , chảy máu mủ. Sau khi vỡ, các vết thương sẽ đóng vảy và gây co kéo các vùng da xung quanh.
Vị trí thường gặp nhất của tình trạng này là mặt, da đầu, mông, đùi, cẳng chân, vùng trên ngực,...
Giang mai thần kinh :
Thể giang mai thần kinh xảy ra khi xoắn khuẩn giang mai tấn công vào tủy sống, nhu mô não dẫn đến viêm màng não, viêm tủy và viêm não. Thể này thường xuất hiện rất muộn, khoảng 10 - 20 năm kể từ khi nhiễm bệnh.
Giang mai thần kinh thường gây ra nhiều triệu chứng như: đau đầu, giảm thị lực, thay đổi hành vi, liệt vận động, thiếu hụt cảm giác, rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ,...
Giang mai tim mạch :
Nếu không được điều trị thì sẽ có khoảng 10% các bệnh nhân giang mai xuất hiện thương tổn ở thể giang mai tim mạch. Đến thời điểm này thì có thể nhận định rằng người bệnh đã bị lây nhiễm giang mai từ rất lâu trong quá khứ, ít nhất là 10 năm và đôi khi có thể lên đến 40 năm.
Tổn thương giang mai tim mạch hay gặp nhất là viêm động mạch chủ. Triệu chứng lâm sàng không có gì đặc ngoài các triệu chứng tim mạch thông thường bao gồm: khó thở, đau tức ngực, thường xuyên mệt mỏi, ho dai dẳng, buồn nôn, chán ăn, hay lo lắng, mạch đập không đều, chóng mặt, ngất xỉu,...
Bệnh nếu tiến triển nặng sẽ có triệu chứng suy tim do hở van động mạch chủ.
Bệnh giang mai giai đoạn cuối tuy không còn khả năng lây nhiễm ra ngoài cộng đồng. Song đối với bản thân người bệnh sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề nếu không có biện pháp can thiệp điều trị.
Việc điều trị giang mai giai đoạn cuối được nhận định sẽ gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Chính vì thế, đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định mà bác sĩ chuyên khoa đề ra. Điều này đảm bảo mang lại kết quả điều trị bệnh tốt nhất, ngăn chặn xoắn khuẩn giang mai phát triển và tấn công mạnh mẽ tới các cơ quan cơ thể, tránh biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Trong thực tế, bệnh giang mai giai đoạn cuối nói riêng và bệnh giang mai nói chung chỉ được chẩn đoán chính xác khi thực hiện xét nghiệm huyết thanh.
So với bệnh giang mai ở các giai đoạn khác, giang mai giai đoạn cuối vẫn sử dụng chủ yếu là nhóm kháng sinh penicillin. Hầu hết các xét nghiệm nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đều cho thấy xoắn khuẩn giang mai nhạy cảm với penicillin trong bất cứ giai đoạn nào.
Với những trường hợp bị giang mai giai đoạn cuối, thuốc kháng sinh sẽ sử dụng với liều cao hơn. Việc sử dụng thuốc như nào sẽ do các bác sĩ chỉ định, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều dùng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
Cùng với đó, người bệnh cần chú ý kiêng quan hệ tình dục cho đến khi hết liệu trình để đảm bảo đạt hiệu quả điều trị cao. Đồng thời, trong quá trình điều trị, nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh dùng chung đồ cá nhân với người khác để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn chéo.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh giang mai dù ở thời điểm nào, các bác sĩ vẫn khuyến khích người bệnh đi thăm khám và điều trị tại các địa chỉ y tế chuyên khoa. Vì những nơi đó mới đảm bảo về tay nghề bác sĩ, trang thiết bị và phương pháp điều trị thích hợp.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng tọa lạc tại địa chỉ 193C1 Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Hà Nội là một trong những cơ sở chất lượng cao chuyên thăm khám và điều trị các bệnh xã hội trên địa bàn Hà Nội.
Đa khoa Quốc tế Cộng đồng nhận được sự tin tưởng của đông đảo người bệnh lẫn sự đánh giá cao từ các chuyên gia vì những lý do sau:
Hy vọng bài viết ở trên đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh giang mai giai đoạn cuối. Bệnh có thể đáng sợ với nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng đừng lo lắng, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa luôn sẵn sàng đồng hành với bạn. Liên hệ qua hotline 0243 9656 999 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"