Ts. Bác sĩ CK II Trịnh Tùng
Đặt lịch miễn phí
Dấu hiệu bệnh trĩ tái phát có thể xuất hiện nếu không được khám chữa kịp thời và đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho bệnh trĩ quay trở lại và cách xử trí ra sao ? Qua bài viết sau đây, các bác sĩ đến từ Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng sẽ cung cấp một số thông tin giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này.
Làm sao để biết các bất thường của cơ thể là dấu hiệu bệnh trĩ tái phát hay không? Trĩ (lòi dom) là một bệnh lý chỉ tình trạng căng giãn quá mức các tĩnh mạch thuộc khu vực hậu môn - trực tràng, dẫn tới sự hình thành các búi trĩ nằm ở dưới đường lược hoặc trong ống hậu môn.
Người mắc bệnh trĩ được các chuyên gia khuyến nghị rằng cần phát hiện và điều trị sớm nếu không muốn gặp phải những biến chứng khôn lường về sức khỏe. Các phương pháp điều trị được chỉ định thường bao gồm phẫu thuật, tiêm xơ, thắt búi trĩ,... Tuy nhiên, việc chữa trị và chăm sóc hậu phẫu không suôn sẻ có thể khiến bệnh quay trở lại.
Dấu hiệu bệnh trĩ tái phát là gì, sau một thời gian kết thúc điều trị, người bệnh cần hết sức cẩn trọng nếu các triệu chứng dưới đây lần lượt xuất hiện:
1. Nhiễm trùng, mưng mủ
Sau khi thực hiện các thủ thuật hoặc phẫu thuật, nếu vết mổ mưng mủ hoặc chảy nhiều chất dịch, khiến cho hậu môn luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, gây ngứa ngáy. Từ đó, các tuyến hậu môn dễ bị tắc nghẽn, nhiễm trùng và dẫn đến bệnh trĩ tái phát.
2. Ngứa hậu môn
Hiện tượng ngứa ngáy khó chịu xảy ra khi vết cắt trĩ bị viêm nhiễm, mưng mủ, thường xuyên tiết dịch dẫn đến vùng da hậu môn bị kích ứng. Nếu người bệnh gãi ngứa và chà xát vùng hậu môn, tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên trầm trọng hơn.
3. Sưng hậu môn
Bệnh trĩ tái phát có thể gây sưng đau cục bộ ở hậu môn hoặc xung quanh vết mổ. Khi sờ vào, người bệnh có thể cảm nhận được vùng da xung quanh hậu môn căng phồng và rất khó chịu.
4. Đau rát hậu môn
Những cơn đau đớn âm ỉ hay dữ dội mà người bệnh gặp phải ngay cả khi ngồi, đi lại, đại tiện hoặc khi hậu môn bị va chạm, ma sát có thể là dấu hiệu cho thấy búi trĩ đã tái phát.
5. Đi ngoài ra máu
Tình trạng tái phát bệnh trĩ hậu phẫu có thể dẫn đến hiện tượng xuất huyết khi đi đại tiện. Người bệnh thường nhận thấy có máu tươi dính kèm phân hoặc lấm tấm trên giấy vệ sinh, thậm chí máu phun thành tia đối với các trường hợp nặng.
Bệnh trĩ tái phát sau điều trị cần được can thiệp sớm và đúng cách để tránh dẫn tới các biến chứng không mong muốn. Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh đừng chần chừ mà hãy đi khám càng sớm càng tốt.
Vậy đâu là lý do khiến cho các dấu hiệu bệnh trĩ tái phát, theo chia sẻ từ các chuyên gia bệnh hậu môn - trực tràng, một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như sau:
Việc xác định chính xác mức độ nghiêm trọng và vị trí búi trĩ nhằm làm sạch các tổ chức mô tổn thương sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát sau khi phẫu thuật.
Trước hết, bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra, nội soi trực tràng, đồng thời đề nghị thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán vị trí búi trĩ so với cơ thắt hậu môn, từ đó đề ra hướng điều trị phù hợp với từng người bệnh.
Trong trường hợp bệnh nhân mắc phải các loại bệnh trĩ phức tạp như trĩ hỗn hợp thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn và có nguy cơ tái phát rất cao. Do đó, trước khi phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ phải thực hiện nhiều xét nghiệm khác để xác định phương pháp thích hợp.
Bệnh trĩ nếu không được thăm khám, chẩn đoán lâm sàng chính xác có thể làm tăng nguy cơ tái phát sau phẫu thuật. Việc tiến hành loại bỏ các tổ chức trĩ mà không có hình ảnh trực quan để đối chiếu sẽ gây khó khăn cho bác sĩ trong quá trình điều trị, dẫn tới tổn thương các cấu trúc cơ hậu môn - trực tràng.
Bên cạnh đó, việc điều trị không đúng cách cũng có thể làm bít tắc các tuyến, gây ra tình trạng nhiễm trùng quanh lỗ hậu môn và tệ hơn nữa là bệnh trĩ tái phát.
Tình trạng tái phát bệnh trĩ cũng liên quan đến tay nghề chuyên môn của bác sĩ phẫu thuật. Bởi, bác sĩ bắt buộc phải đảm bảo quy trình điều trị được tiến hành đúng và đủ, đồng thời nắm bắt được mức độ nghiêm trọng của tình trạng mà người bệnh đang gặp phải.
Mặt khác, nguy cơ bệnh trĩ tái phát cũng có thể liên quan đến thực trạng bác sĩ thực hiện phẫu thuật không đúng quy trình, quá chú trọng yếu tố thẩm mỹ mà không loại bỏ sạch sẽ các mô búi trĩ, từ đó khó kiểm soát tỷ lệ rủi ro cho người bệnh.
Các vấn đề liên quan tới chăm sóc người bệnh sau điều trị như dùng thuốc đúng liều lượng và giữ gìn vệ sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng hỗ trợ phòng ngừa tái phát bệnh trĩ.
Chăm sóc hậu phẫu không đúng cách có thể khiến các biến chứng nguy hiểm xảy đến với người bệnh, bao gồm bí tiểu, hậu môn nhiễm trùng, thiếu máu cấp tính, hình thành các cục máu đông gây nghẹt búi trĩ,...
Sau khi chữa trĩ, người bệnh cần nghỉ ngơi tối thiểu 6 tuần để vết mổ hồi phục và nên đi tái khám 1 lần/ tuần. Nếu phát hiện thấy các dấu hiệu như đi ngoài ra máu, hậu môn sưng tấy, ngứa ngáy hoặc đau đớn, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
Khi đã hồi phục sức khỏe, người bệnh vẫn nên đến cơ sở y tế để khám định kỳ hậu môn - trực tràng, từ đó rà soát sớm và có biện pháp đối phó với nguy cơ tái phát. Trường hợp người bị bệnh trĩ do tiền căn là bệnh Crohn thì cần được chăm sóc cẩn thận hơn để phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng khác.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi nhận thấy dấu hiệu bệnh trĩ tái phát, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế đáng tin cậy để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
Để phòng ngừa tình trạng bệnh lý quay trở lại, cách tốt nhất là cần thực hiện hiệu quả ngay từ khâu chẩn đoán và chữa trị ban đầu. Hiện nay, công nghệ HCPT II được biết đến như một phương pháp ngoại khoa xâm lấn tối thiểu, nhận về đánh giá cao từ giới chuyên môn và người bệnh nhờ tính an toàn, hiệu quả trong việc phòng ngừa trĩ tái phát.
Đặc biệt, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chính là một trong những đơn vị tiên phong áp dụng điều trị thành công bằng phương pháp này, với các ưu điểm như sau:
Cuối cùng, hy vọng những thông tin về dấu hiệu bệnh trĩ tái phát trong bài viết vừa rồi sẽ giúp ích cho mọi người trong việc bảo vệ sức khỏe của mình. Mọi thắc mắc còn lại đối với vấn đề này cần được chuyên gia hỗ trợ giải đáp, xin vui lòng liên hệ ngay tới tổng đài 0243.9656.999.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"