Cây lức chữa bệnh trĩ
Bài viết có ích: 628 lượt bình chọn
Lức là một loại cây bụi, mọc ở rất nhiều nơi. Từ lâu loại cây này đã được dùng làm thuốc chữa trị bệnh trĩ khá hiệu quả. Vậy cây lức chữa bệnh trĩ như thế nào? Mời các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu về cây lức
Cây lức còn có tên gọi khác là cây cúc tần, cao 1 – 2m. Cành mảnh, có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, màu lục xam, mép khía răng gần như không có cuống. Hoa tím nhạt, hình đầu, mọc thành ngù ở ngọn. Quả nhỏ, có cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm.
Theo y học cổ truyền, cây lức có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Công dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. Thường dùng chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, chấn thương,…Bên cạnh đó, cây lức còn có công dụng làm giảm các triệu chứng đau nhức, ngứa rát ở khu vực hậu môn do bệnh trĩ gây ra rất tốt.
Theo các chuyên gia trong ngành y học, trong cây lức có rất nhiều hợp chất quý, có lợi cho sức khỏe như: Protein, tinh dầu acid chlorogenic, sắt, protid, lipid, canxi, phốt pho, caroten, vitamin C…
Cây lức chữa bệnh trĩ như thế nào?
Bài thuốc dùng cây lức chữa bệnh trĩ khá đơn giản. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao trong quá trình chữa bệnh thì bạn nên kết hợp lức với 4 vị thuốc thảo dược khác bao gồm: lá sung, lá lốt, ngải cứu, củ nghệ.
Lấy một lượng vừa đủ các nguyên liệu: cây lức, lá sung, lá lốt, ngải cứu, củ nghệ đem rửa sạch, riêng củ nghệ thì thái thành từng lát mỏng. Sau đó cho tất cả vào nồi đun sôi rồi bắc ra. Lấy nước xông hơi trực tiếp lên hậu môn khoảng 15 phút, khi nước hết nóng vẫn còn hơi ấm thì ngâm trực tiếp khoảng 10 – 15 phút. Cuối cùng là lấy nước đó vệ sinh hậu môn và lau khô bằng khăn mềm.
Khi áp dụng bài thuốc cay luc chua benh tri, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Thực hiện kiên trì: Nếu chỉ dùng trong 1 – 2 lần đầu hoặc không thường xuyên thì bài thuốc này sẽ không có hiệu quả, các triệu chứng của bệnh khó có thể giảm bớt. Bệnh nhân cần thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần, làm đều đặn cho đến khi khỏi bệnh. Thông thường, thời gian để chữa khỏi cho người bị trĩ giai đoạn 1, 2 khoảng 2 tháng.
- Kết hợp với các biện pháp khác: Trong quá trình chữa bệnh trĩ bằng cây lức, người bệnh nên kết hợp với các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ tại nhà như uống thật nhiều nước, không ngồi lâu, không đứng nhiều, không làm việc quá sức, đồng thời bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế ăn đồ cay nóng, chất kích thích…
- Không áp dụng với người bị trĩ độ 3, 4: Trĩ độ 3, 4 là giai đoạn nặng của bệnh. Lúc này các búi trĩ đã sa ra ngoài hậu môn, các triệu chứng chảy máu, đau rát hậu môn khá nghiêm trọng, vì vậy việc áp dụng cây lức vào chữa bệnh trĩ sẽ không có nhiều hiệu quả, bệnh có nguy cơ phát triển nặng hơn.
Các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng khuyên bạn: nếu có các biểu hiện của bệnh trĩ thì cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Không nên chủ quan, coi thường khiến bệnh dễ chuyển biến nặng và gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.
Xem thêm:
Hy vọng những thông tin về cây lức chữa bệnh trĩ mà các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy gọi ngay đến số điện thoại 0243.9656.999 để được các bác sỹ tư vấn chi tiết.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"
- Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
- Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
- Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
- Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
- Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
- Giấy khen là 1 trong 10 bác sĩ có nhiều đóng góp trong chuyên ngành Nam khoa – Ngoại khoa – Tiết niệu.
- Bác sĩ Sản phụ khoa cấp I - Đại học Y Hà Nội.
- Bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội.