Cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống có thực sự an toàn?
Bài viết có ích: 846 lượt bình chọn
Cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống có thật sự hiệu quả không khi hiện nay y học ngày càng phát triển, có nhiều phương pháp điều trị trĩ ra đời? Để biết tính hiệu quả của phương pháp cũng như lựa chọn được cho mình được kỹ thuật phù hợp, người bệnh tìm hiểu kỹ thông tin bài viết này nhé!
Cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống [Tổng hợp các phương pháp]
Có thể nói, cắt trĩ là phương pháp ngoại khoa cuối cùng sử dụng điều trị bệnh trĩ khi tất cả biện pháp nội khoa không còn tác dụng. Dưới đây là 6 phương pháp cắt trĩ truyền thống. Bên cạnh ưu điểm vốn có thì các phương pháp này vẫn tồn đọng rất nhiều nhược điểm bởi kỹ thuật lạc hậu. Tùy vào mức độ bệnh, hiểu biết bản thân và chi phí vốn có, bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho mình.
Lưu ý: Cần cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn điều trị, tránh tiền mất, tật mang!
1. Cắt trĩ bằng phương pháp Longo
Cách thực hiện: Máy khâu tạo những đường khâu vòng trên đường lược có độ dài khoảng 3 – 4 cm. Mục đích làm giảm lượng máu chảy vào búi trĩ, cắt bỏ và thu nhỏ kích thước búi trĩ.
Cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống: Phương pháp Longo
Sau khi mổ trĩ bằng logo, người bệnh thấy nhiều ưu điểm:
- Thủ thuận diễn ra nhanh chóng
- Hạn chế đau đớn
- Bệnh nhân không cần nằm viện
Nhược điểm:
- Bệnh nhân có nguy cơ cao phải đối mặt với những biến chứng nhỏ sau phẫu thuật
- Chi phí thực hiện thủ thuật tương đối cao
- Yêu cầu đội ngũ bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao, có trình độ, có kỹ thuật chuyên môn tốt.
2. Phương pháp cắt trĩ PPH
Cách thực hiện: Máy khâu nối tự động HYG-34 cắt tận gốc mạch của các búi trĩ tại phần niêm mạc phía trên đường lược. Đồng thời tiến hành khâu tạo hình hậu môn phía bên ngoài.
Cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống: Phương pháp PPH
Ưu điểm:
- Độ an toàn cao, không tổn hại hay có vết cắt niêm mạc nào
- Thời gian hồi phục nhanh
- Hạn chế đau đớn
- Hiệu quả đối với bệnh nhân trĩ vòng
Nhược điểm:
- Chi phí cắt trĩ bằng phương pháp PPH cao
- Cần phải tiến hành gây mê
- Phải thực hiện cầm máu sau phẫu thuật
- Có thể dẫn tới biến chứng táo bón, bí tiểu, hẹp hậu môn,...
- Nguy cơ bệnh tái phát rất cao
- Không có tác dụng điều trị trong trường hợp bệnh nhân bị trĩ nội và trĩ hỗn hợp.
3. Cắt trĩ bằng laser
Cách thực hiện: Bệnh nhân được tiêm thuốc tê vào phần tĩnh mạch để tránh cảm giác đau đớn.
- Với búi trĩ nội lớn, bác sĩ sử dụng tia laser ở chế độ lớn để cắt. Búi trĩ nhỏ được xử lý bằng chế độ tia laser bốc hơi.
- Với búi trĩ ngoại: vì trĩ ngoại nằm dưới lớp da vùng hậu môn, nên thực hiện cắt bỏ bằng chùm tia cắt laser.
Cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống: Sử dụng laser
Ưu điểm:
- Sử dụng cho nhiều đối tượng bị trĩ ở cấp độ khác nhau
- Hạn chế nguy cơ tái phát
- Thời gian phẫu thuật nhanh, ít biến chứng
- Hiệu quả với trĩ độ 2 và 3
- Thời gian hồi phục ngắn
Nhược điểm:
- Chi phí điều trị bệnh trĩ tương đối cao
- Thích hợp với những bệnh nhân bị trĩ giai đoạn 2, 3. Bệnh nhân bị trĩ giai đoạn 4 nên cân nhắc điều trị bằng phương pháp này.
- Cắt trĩ bằng tia laser có thể dẫn tới chảy máu, đau đớn, một số ít trường hợp có thể dẫn tới chảy máu, nhiễm trùng.
4. Cắt trĩ theo phương pháp Milligan Morgan
Cách thực hiện: Tiến hành loại bỏ búi trĩ từ từ. Những mảnh niêm mạc da nằm giữa búi trĩ được giữ lại và khâu nối với nhau. Từ đó làm giảm tổn thương trên bề mặt ống hậu môn.
Cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống: Milligan Morgan
Ưu điểm:
- Có thể áp dụng cho nhiều loại trĩ khác nhau, trong đó có trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp
- Kỹ thuật thực hiện đơn giản, không yêu cầu bác sĩ có trình độ chuyên môn cao
- Tỷ lệ tái phát thấp
Nhược điểm:
- Thời gian thực hiện phẫu thuật kéo dài lâu
- Được thực hiện ở hậu môn, nơi tập trung nhiều dây thần kinh nên đau đớn kéo dài
- Vị trí thực hiện khá nhạy cảm nên dễ bị nhiễm trùng
- Thời gian hồi phục lâu
- Nếu bệnh nhân có nhiều búi trĩ hoặc búi trĩ vòng thì phương pháp này không đáp ứng được.
5. Phẫu thuật trĩ bằng phương pháp siêu âm Doppler – THD
Cách thực hiện: Bác sĩ tiêm thuốc tê và tiến hành khâu niêm mạc trĩ bằng nhiều mũi khâu vắt. Sau đó cố định mũi khâu ở đầu cao trên ống hậu môn. Cách làm này khiến lượng máu lưu thông vào búi trĩ giảm, búi trĩ không được nuôi dưỡng, teo nhỏ, rụng.
Cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống: Phương pháp siêu âm Doppler – THD
Ưu điểm:
- Ít biến chứng nặng sau phẫu thuật
- Quá trình phẫu thuật ít đau đớn, ít chảy máu
- Thời gian điều trị ngắn, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường sau phẫu thuật
- Phù hợp với trường hợp bệnh trĩ nặng
Nhược điểm:
- Không hiệu quả với trường hợp bệnh nhân có mẫu da thừa hoặc trĩ nội tắc mạch
- Quá trình thực hiện không được đảm bảo có thể dẫn tới viêm, nhiễm trùng
- Chăm sóc sau điều trị không tốt có thể khiến bệnh tái phát trở lại.
6. Phương pháp khoanh niêm mạc cắt trĩ
Cách thực hiện: Bác sĩ khoanh cắt niêm mạc, dưới lớp niêm mạc của búi trĩ. Sau đó kéo niêm mạc từ trên xuống và tiến hành khâu liền với da hậu môn.
Cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống: Khoanh niêm mạc cắt trĩ
Ưu điểm:
- Thời gian phẫu thuật nhanh
- Sử dụng được cho nhiều đối tượng, nhiều cấp độ và nhiều loại bệnh trĩ khác nhau
- Không yêu cầu bác sĩ có trình độ chuyên môn cao
Nhược điểm:
- Phương pháp này hiện nay không được ưu tiên trong phẫu thuật cắt trĩ
- Gây đau đớn trước và sau hậu phẫu
- Tỉ lệ tái phát cao, chiếm khoảng 10%
- Có thể gây ra các biến chứng sau hậu phẫu như: Rò, hẹp lỗ hậu môn, đại tiện không tự chủ...
>>Tham khảo: Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất, an toàn nhất?
Khi nào cần phẫu thuật cắt trĩ?
Trĩ là bệnh lý ở khu vực hậu môn trực tràng tương đối lành tính. Chủ yếu ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, hiếm khi đe dọa trực tiếp tính mạng bệnh nhân. Vì vậy, điều trị y tế chỉ thực hiện đối với trường hợp phát sinh triệu chứng lâm sàng.
Khi nào cần phẫu thuật cắt trĩ? (Hình ảnh minh họa)
Giai đoạn nhẹ, bệnh trĩ có thể được kiểm soát hoàn toàn thông qua thay đổi lối sống, sử dụng thuốc,... Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn nặng, cần cân nhắc thủ thuật ngoại khoa nhằm cải thiện triệu chứng, bảo tồn chức năng cơ vòng hậu môn, phòng ngừa biến chứng,...
Cắt búi trĩ được cân nhắc trong những trường hợp sau:
- Đối với trĩ ngoại, chỉ can thiệp ngoại khoa khi xuất hiện biến chứng: mẫu da thừa và hình thành huyết khối.
- Đối với trĩ nội, phẫu thuật được chỉ định trong giai đoạn 4 và một số trường hợp giai đoạn 3 có kích thước búi trĩ lớn, sa búi trĩ lâu ngày, đã xuất hiện biến chứng
- Xuất hiện trĩ vòng (búi trĩ thứ phát kết hợp với búi trĩ tiên phát, tạo thành búi trĩ lớn sa ra ngoài)
- Triệu chứng bệnh trĩ nội độ 2, 3 và 4 (sưng đau, ngứa, khó chịu,...) mức độ nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng cuộc sống
- Bệnh trĩ đi kèm với bệnh lý hậu môn trực tràng như rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, viêm hậu môn, polyp trực tràng...
- Chảy máu khi đại tiện kéo dài dẫn tới thiếu máu cấp tính hoặc mãn tính
- Búi trĩ sa bị nhiễm trùng, hoại tử
- Cơ thắt hậu môn suy yếu hoặc rối loạn do sa búi trĩ kéo dài.
Lưu ý chăm sóc phẫu thuật cắt trĩ để vết thương nhanh khỏi
Chăm sóc sau phẫu thuật cắt trĩ vô cùng quan trọng là điều người bệnh cần lưu ý. Giúp tránh được những biến chứng không đáng có, vết thương hồi phục nhanh, hạn chế nguy cơ tái phát... Dưới đây là những điều người bệnh nên thực hiện:
Kiêng quan hệ tình dục sau hậu phẫu để bệnh trĩ nhanh lành (Hình ảnh minh họa)
- Vệ sinh sau cắt trĩ: Không vệ sinh hậu môn quá lâu có thể khiến hậu môn sưng, chảy máu, đau đớn...
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Uống nhiều nước, ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, thực phẩm dạng lỏng như cháo, súp... Hạn chế thực phẩm giàu tinh bột khiến đường tiêu hóa phù nề. Tránh xa chất kích thích, đồ ăn cay nóng...
- Chế độ sinh hoạt hợp lý: Sau cắt trĩ, bệnh nhân cần đại tiện điều độ. Tuyệt đối không nhịn đại tiện. Nên đi bộ mỗi ngày 45 phút. Tránh ngồi xổm hoặc đứng quá lâu.
- Vận động nhẹ nhàng: Áp lực mà hoạt động có cường độ mạnh gây ra sẽ tăng mức chèn ép lên xương chậu và hậu môn, có thể khiến vết mổ sưng viêm, chảy máu.
- Kiêng quan hệ tình dục: Hoạt động tình dục ngay khi cắt trĩ có thể gây áp lực lên xung quanh hậu môn. Kích hoạt đau nhức nghiêm trọng sau cắt trĩ. Chỉ quan hệ khi vết thương được hồi phục hoàn toàn.
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi: Căng thẳng, mệt mỏi có thể tăng nguy cơ tái phát bệnh trĩ. Người bệnh nên giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, thoải mái...
Như vậy, cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống còn mang nhiều hạn chế như đau đớn, chảy nhiều máu, dễ phát sinh biến chứng... Hiện nay, HCPT là phương pháp điều trị bệnh trĩ nhận được phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân, đánh giá cao từ giới chuyên môn. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"
- Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
- Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
- Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
- Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
- Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
- Giấy khen là 1 trong 10 bác sĩ có nhiều đóng góp trong chuyên ngành Nam khoa – Ngoại khoa – Tiết niệu.
- Bác sĩ Sản phụ khoa cấp I - Đại học Y Hà Nội.
- Bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội.